Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT:

I. Lý thuyết:

   -  Ôn tập về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ,…cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

    -  Ôn tập các biên pháp tu từ: so sánh, xem trước bài: Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

II. Thực hành:

  1. Bài tập 1: 

Xác định các cụm danh từ, chỉ ra danh từ trung tâm của mỗi cụm danh từ trong câu sau:

 “ Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài

                                  ( Trích: Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh )

  1. Bài tập 2:   Xác định cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông láo đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

  1. Bài tập 3:  Tìm cụm động từ trong các ví dụ sau:

   

     a)                             “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà

                                      Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

  Ao sâu, nước cả, khôn chài cá

      Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà

                                     Cải chửa ra cây, cà mới nụ

               Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                                                     (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến )

b)                                “Con ơi nhớ lấy câu này

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”

4. Bài tập 4: Chỉ ra các phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó.

                         “ Con đi trăm núi ngàn khe

                     Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                           Con đi đánh giặc mười năm

                      Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”

                                                             ( Tố Hữu )

doc 8 trang Hòa Minh 13/06/2023 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020
 qua”
4. Bài tập 4: Chỉ ra các phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó.
 “ Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
 ( Tố Hữu )
PHẦN CẢM THỤ VĂN HỌC: 
I . Ý nghĩa của việc cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương
- Hiểu và yêu văn chương , học tốt môn Ngữ văn hơn.
- Hiểu và yêu cuộc sống, sống tốt hơn
II. Các bước làm bài tập cảm thụ thơ, văn: 
 Đề bài: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương", nhà thơ Tế Hanh viết:
 “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp của bốn câu thơ trên.
1.- Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, từ gợi cảm.
2. Đoạn thơ phân làm 2 ý.
 + Ý 1: Hai câu đầu: Giới thiệu c...văn. 
- Phải bám sát ngôn từ và có những liên tưởng phù hợp ; phân tích và bình giá được các hình ảnh nghệ thuật để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương cần phát hiện.
IV. Thực hành: 
 1. Bài tập 1: Phân tích cái hay, cái đẹp trong khổ thơ sau:
 “ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
 Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
 Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất
 Như dân làng bám chặt quê hương.”
 ( Dừa ơi – Lê Anh Xuân )
Gợi ý:
Khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo.
 + Hình ảnh nhân hóa: “ đứng hiên ngang cao vút”, “ rất dịu dàng”.-> Phẩm chất anh dũng, hiên ngang đồng thời rất thủy chung dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong kháng chiến bom đạn.
 + Động từ: “ cắm sâu”, “ bám chặt” -> Ý chỉ kiên cường, bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
 + Hình ảnh so sánh: “ dân làng” – “ cây dừa” Ca ngợi phẩm chất kiên cường, thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Bài tập 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Đây con sông như dòng sữa mẹ
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
 Và ấm áp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
 ( Trích: “Vàm Cỏ Đông” – Hoài Vũ )
Gợi ý:
Cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương.
Nghệ thuật: So sánh “ con sông như dòng sữa mẹ” đã gợi tả hình ảnh một con sông êm đềm, nước trong xanh. Dòng sông thân thương ấy không chỉ là nơi nô đùa tắm mát của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi đầy sức sốngchẳng khác nào như chút dòng sưã ngọt ngào của người mẹ nuôi dưỡng những đứa con yêu dấu của mình.
Câu thơ: “ Và ấm áp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày.” 
 Được coi là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bẵng nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng mà thân thương gần gũi. Nước sông đầy ắp như tấm lòng người mẹ luôn chan chứa tình yêu thương. Luôn sẵn sàng chia sẻ ( trang trải đêm ngày ) cho những đứa con, cho tất cả mọi người.
Từ láy “ ấm áp’ gợi cảm về một dòng sông mênh mông, nước đầy...òng thơ trên.
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài văn ngắn gọn.
 Gợi ý:
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên:
 - Nhân hóa: Cây tre vốn là sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người. Rễ tre siêng năng, cần cù, không ngại khó. Thân tre vươn mình đu trong gió, cây tre hát ru lá cành, tre biết yêu thương, biết ghét.
 - Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài văn ngắn gọn.
 - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: Giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài: Cây tre Việt Nam.
 - Cảm nhận về bài thơ”:
 + Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường: Ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
 + Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền bầu trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời – Một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
 + Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý: Phẩm chất siêng năng, cần cù, chăm chỉ, tinh thần lạc quan yêu đời, khí phách kiên cường, bất khuất, hiên ngang.
 + Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.
6. bài tập 6: 
 BÓNG MÂY
 Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hóa đám mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy có những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ.
7. bài tập 7: 
Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 4, tập một), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
 “ Việt Nam đất nước ta ơi!
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam.
 Tham khảo 

File đính kèm:

  • docde_cuong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019.doc