Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 10 - Phạm Kiều Giao

1. Các biện pháp tu từ

1.1. Biện pháp tu từ về từ 

- So sánh là cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác trên cơ sở có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác trên cơ sở có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nói quá là phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng  để miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm, nói tránh là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây ra cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Phép điệp là cách lặp từ ngữ trong cụm từ, trong câu, trong đoạn nhằm tạo nhạc điệu, tạo sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói.

- Phép đối là tạo ra những vế câu cân đối có sự đối nhau về thanh, về nghĩa, về từ loại ( Tính từ đối tính từ; danh từ đối danh từ, động từ đối động từ).

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không yêu cầu trả lời mà là để bộc lộ thái độ, cảm xúc….

1.2. Biện pháp tu từ về câu

- Lặp cấu trúc là cách sử dụng các vế câu, các câu trong văn bản có cấu trúc ngữ pháp giống nhau để tạo nhạc điệu và nhấn mạnh nội dung khiến cho cách diễn đạt hay hơn. 

- Chêm xen là thêm vào từ, cụm từ, câu nhằm giải thích rõ đặc điểm của đối tượng ( người, vật, sự việc ...) đứng trước nó. 

- Liệt kê: Kể ra một loạt sự vật, sự việc, con người... nhằm nhấn mạnh, làm rõ một vấn đề nào đó. 

1.3. Biện pháp tu từ ngữ âm: là cách phối thanh, ngắt nhịp, gieo vần, sử dụng từ ngữ (đặc biệt là hệ thống từ láy) để tạo nên âm thanh, nhạc điệu phù hợp với nội dung diễn đạt. 

2. Các phương thức biểu đạt

doc 7 trang Bảo Đạt 25/12/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 10 - Phạm Kiều Giao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 10 - Phạm Kiều Giao

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 10 - Phạm Kiều Giao
ị, uyển chuyển, tránh gây ra cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Phép điệp là cách lặp từ ngữ trong cụm từ, trong câu, trong đoạn nhằm tạo nhạc điệu, tạo sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói.
- Phép đối là tạo ra những vế câu cân đối có sự đối nhau về thanh, về nghĩa, về từ loại ( Tính từ đối tính từ; danh từ đối danh từ, động từ đối động từ).
- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không yêu cầu trả lời mà là để bộc lộ thái độ, cảm xúc.
1.2. Biện pháp tu từ về câu
- Lặp cấu trúc là cách sử dụng các vế câu, các câu trong văn bản có cấu trúc ngữ pháp giống nhau để tạo nhạc điệu và nhấn mạnh nội dung khiến cho cách diễn đạt hay hơn. 
- Chêm xen là thêm vào từ, cụm từ, câu nhằm giải thích rõ đặc điểm của đối tượng ( người, vật, sự việc ...) đứng trước nó. 
- Liệt kê: Kể ra một loạt sự vật, sự việc, con người... nhằm nhấn mạnh, làm rõ một vấn đề nào đó. 
1.3. Biện pháp tu từ ngữ âm: là cách phối thanh, ngắt nhịp, gieo vần, sử dụng từ ng...a thì sao ? Phân tích, chứng minh. 
 	- Rút ra kết luận về sự cần thiết phải có cả a và b
b. Nội dung nhận đinh trên giúp ta nhận thức được điều gì? Cần mở rộng, bổ sung hay phân biệt với yếu tố khác? Cần phê phán điều gì? 
- Kết đoạn): 
+ Khẳng định lại nội dung nhận định. 
+ Bài học rút ra cho bản thân. 
2. Phương pháp làm bài NLXH về hiện tượng đời sống
- Mở đoạn): Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. 
Chú ý : Nếu đề dưới dạng một câu chuyện thì mở bài giới thiệu thêm nhan đề câu chuyện. 
- Thân đoạn: 
+ Giải thích hiện tượng cần nghị luận ( nếu cần thiết).
Chú ý : Nếu đề ra dưới dạng một câu chuyện thì phần này phải phân tích câu chuyện trên cơ sở các chi tiết quan trọng, rồi rút ra hiện tượng cần nghị luận. 
+ Thực trạng của hiện tượng. 
+ Ảnh hưởng tốt / xấu của hiện tượng. 
+ Nguyên nhân của hiện tượng. 
+ Biện pháp phát huy/ khắc phục hiện tượng. 
- Kết đoạn:
+ Khẳng định lại hiện tượng. 
+ Bài học cho bản thân. 
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài tập 1: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên  và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên  mang lại lợi  ích thiết thực cho nhu cầu phát triển  của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một  mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ  nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy nhiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 1. Theo tác giả, vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi nào? Hoặc xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2. Xác..., thần chết là một kẻ mù lòa”? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh (chị) rút ra được bài học gì về văn bản trên? (1.0 điểm)
	Câu 5 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay.
Bài tập 3: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
19.5.1970
Được thư MẹMẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên
Câu 2. “Lí tưởng” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì?         
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần gạch chân?                                                                               
Câu 4. Anh (chị) nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?                                  
Câu 5 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Câu 2: Viết văn tự sự (5.0 điểm)
Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (Giới thiệu “Tôi” là ai, quan hệ như thế nào với các nhân vật khác? “Tôi” sẽ k

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_10_pham_kieu_giao.doc