Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 11 - Phạm Chúc Phil

Đề 1: 

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy,

Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

 Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?

Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách.

doc 14 trang Bảo Đạt 25/12/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 11 - Phạm Chúc Phil", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 11 - Phạm Chúc Phil

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 11 - Phạm Chúc Phil
 báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ  rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay”
(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy,
Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
 Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác..., sách có những tác dụng nào đối với đời sống con người?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa  của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. 
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
1. Nghị luận xã hội
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về .
Vấn đề hiện tượng đời sống
Vấn đề tư tưởng, đạo lí
a. Mở đoạn
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
b. Thân đoạn
- Nêu thực trạng của hiện tượng.
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng.
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hạicủa hiện tượng.
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục
c. Kết đoạn
- Đánh giá hiện tượng
- Rút ra bài học nhận thức và hành động 
a. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
b. Thân đoạn
- Giải thích tư tưởng, đạo lí, rút ra vấn đề cần nghị luận.
- Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của quan niệm, tư tưởng (tại sao đúng, đúng chỗ nào? Nêu dẫn chứng?)
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề (Tại sao sai, sai chỗ nào? Nêu dẫn chứng)
- Bác bỏ.đề cao những biểu hiện trái ngược đối với vấn đề đang nghị luận.
c. Kết đoạn
- Ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đối với cuộc sống, cá nhân.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động.
* ĐỀ MINH HỌA
	Đề 1: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo hành trẻ em trong xã hội hiện nay.
Gợi ý
- Giới thiệu hiện tượng
- Giải thích khái niệm: “Bạo hành” là gì? – Đó là hành vi bạo lực, không chỉ làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm con người.
- Biểu hiện hiện tượng: đó là bạo hành ở nhà trường, ở gia đình, xã hội
- Nguyên nhân: Sự can thiệp của chính quyền còn ít và hiệu quả rất hạn chế; quan niệm về văn hóa truyền t...trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể không cảm thông và xót xa, đau đớn trước bi kịch trong cuộc đời của nhân vật Chí Phèo bị chế độ TDPK đẩy vào con đường tha hóa.
II. Thân bài
1. Trước hết, Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh:
a. Trước khi bị bắt đi ở tù:
- Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện như nhiều nông dân khác.Hắn nguyên là một đứa trẻ mồ côi,  được người dân làng Vũ Đại đem về nuôi.Năm 20 tuổi,Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến: Khỏe mạnh nhưng hắn “hiền lành như đất”, thậm chí còn nhút nhát.Chính Bá Kiến ( khi đó còn là Lý Kiến) đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí “vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run..”.
- Chí từng có một mơ ước giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân khác: “một gia đình nho nhỏ.Chồng cuốc mướn, cày thuê.Vợ dệt vải .Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
- Chí còn là người biết tự trọng.Vì tự trọng nên anh nông dân 20 tuổi ấy đã thấy nhục khi bị bà Ba Bá Kiến sai làm những việc “không chính đáng”.Để rồi, chỉ vì một cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo lập tức phải vào tù.
b. Sau khi ra tù
- Chí trở về làng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân.Cái nhà tù tàn bạo ấy đã biến Chí từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện thành một thằng lưu manh, biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân tính:
+ Về nhân hình:Chí mang hình dáng của một thằng lưu manh với« cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mặt gườm gườm trông gớm chếtCái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy ».
+ Về nhân tính: Chí không còn « hiền như đất » nữa, mà hắn trở nên « hung hăng », « liều lĩnh ».Hành động và lời nói của hắn là của một một tên đầu bò chính cống : « Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều », « rồi say khướut, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi ». Hắn vừa 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_11_pham_chuc_phil.doc