Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 12 - Phạm Kiều Giao

 1. Các phong cách ngôn ngữ 

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Nó có thể biểu hiện ở dạng nói hay dạng viết và có tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 

+ Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.                                                 

+ Ngôn ngữ nghệ thuật có tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa (Cách dùng từ, giọng điệu riêng… của mỗi tác giả; vẻ riêng của mỗi nhân vật trong tác phẩm).

- Phong cách ngôn ngữ báo chí:

+ Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thức đẩy sự tiến bộ của xã hội. NNBC được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm….

+ Ngôn ngữ báo chí có tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn.

- Phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

+ Ngôn ngữ khoa học có tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.

2. Các biện pháp tu từ

doc 10 trang Bảo Đạt 25/12/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 12 - Phạm Kiều Giao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 12 - Phạm Kiều Giao

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 12 - Phạm Kiều Giao
u biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
+ Ngôn ngữ báo chí có tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
+ Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
+ Ngôn ngữ khoa học có tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.
2. Các biện pháp tu từ
2.1. Biện pháp tu từ về từ 
- So sánh là cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác trên cơ sở có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật,...an và thái độ đúng đắn về sự vật, sự việc  đó.
- Hành chính công vụ Là cách thức trình bày theo một khuôn mẫu để giao tiếp trên phương diện giấy tờ. Ví dụ như giấy khai sinh, các quyết định  
4. Các thao tác lập luận
- Phân tích là chia các vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (Các phương tiện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.
- So sánh là đem các vấn đề, các sự việc, hiện tượng có liên quan, trên những căn cứ xác định ra đối chiếu để tìm ra những chỗ giống nhau, khác nhau hoặc hơn nhau hay kém nhau. 
- Bình luận là đưa ý kiến đánh giá đúng, sai, hay, dở  về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến của mình. 
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác  từ đó nêu ý kiến đúng đắn của mình để thuyết phục người đọc, người nghe. 
- Chứng minh là đưa những chứng cứ có sức thuyết phục nhằm khẳng định, làm sáng tỏ vấn đề nào đó. 
	* Bài tập:
	1. 
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường 
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương 
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận 
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom... 
Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái 
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá 
Tình yêu thương bồi đắp cao lên... 
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em 
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ 
Ðất nước mình nhân hậu 
Có nước trời xoa dịu vết thương đau”.
(Trích Khoảng trời hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ, 1972)
- Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn ?
- Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”.
2. “Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,  Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con người thì vô ...ân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.
- Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn trên :..
- Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên :..
- Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn trên :..
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm):
1. Phương pháp làm bài NLXH về một tư tưởng đạo lí
- Mở đoạn:
+ Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần nghị luận. 
+ Trích dẫn nhận định. 
- Thân đoạn: 
+ Giải thích nhận định: Xác định những từ ngữ quan trọng. Giải thích ý nghĩa của những từ ngữ đó. Khái quát rút ra ý nghĩa của nhận định. 
* Chú ý: Nếu đề ra dưới hình thức một câu chuyện thì phải xác định những chi tiết quan trọng. Phân tích kết hợp giải thích các chi tiết. Sau đó rút ra nội dung tư tưởng đạo lí cần nghị luận của câu chuyện. 
+ Bàn luận: Lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 
a. Nội dung nhận định trên ( bài học rút ra từ câu chuyện trên ) đúng hay sai? Vì sao đúng? Vì sao sai? Phân tích và lấy dẫn chứng minh họa. 
* Chú ý: Nếu nhận định đồng thời đưa ra hai yêu cầu a và b thì lần lượt thực hiện các bước: 
- Nội dung nhận định trên đúng hay sai? 
- Vì sao cần phải a ? Phân tích, chứng minh.
- Vì sao cần phải b ? Phân tích, chứng minh.
- Vì sao đồng thời phải có cả a và b ? 
+ Nếu chỉ có a mà không có b thì sao ? Phân tích, chứng minh.
+ Nếu chỉ có b mà không có a thì sao ? Phân tích, chứng minh. 
 	- Rút ra kết luận về sự cần thiết phải có cả a và b
b. Nội dung nhận đinh trên giúp ta nhận thức được điều gì? Cần mở rộng, bổ sung hay phân biệt với yếu tố khác? Cần phê phán điều gì? 
- Kết đoạn): 
+ Khẳng định lại nội dung nhận định. 
+ Bài học rút ra cho bản thân. 
2. Phương pháp làm bài NLXH về hiện tượng đời sống
- Mở đoạn): Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. 
Chú ý : Nếu đề dưới dạng một câu chuyện thì mở bài giới thiệu thêm nhan đề câu chuyện. 
- Thân đoạn: 
+ Giải thích hiện tượng cần nghị luận ( nếu cần thiết).
Chú ý : Nếu đề ra dưới dạng một câu chuyện thì phần này phải phân tích câu chuyện trên cơ sở c

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_12_pham_kieu_giao.doc