Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020

I. Khái niêm thị trường:

Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Thị trường hoạt động đươc là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hóa và  dịch vụ nào đó. Để  đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vât ngang giá hiên đại là tiền.

II. Vai trò của ngành thương mại:

- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

+ Đối với nhà sản xuất: hoat động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Đối với người tiêu dùng: hoạt đông thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới.

- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi được mở rộng, vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

- Thương mại được chia làm 2 ngành lớn là nội thương và ngoại thương.

+ Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thồ.

+ Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng  nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới.

doc 12 trang Bảo Đạt 23/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020
ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
+ Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thồ.
+ Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới.
III. Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu
Là quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu. Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu (cán cân thương mại dương ), ngược lại là nhập siêu (cán cân thương mại âm).
IV. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, ngày càng phức tạp. Trong những năm qua thị trường thế giớ...iên hệ thực tế địa phương về tình hình sử dụng một loại tài nguyên thiên nhiên nào đó và đề xuất biện pháp sử dụng hợp lí.
1. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.
- Tài nguyên khôi phục được: đất trồng, động vật, thực vật.
- Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.
2. Tình hình sử dụng tài nguyên, biện pháp sử dụng hợp lí.
* Đất: 
- Tình hình sử dụng: Diện tích đất trồng ngày càng giảm do con người không biết cách sử dụng hợp lí làm đất bị bạc mảu, nhiễm phèn, nhiễm mặn ( ví dụ đất ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, nhiều nơi bị hoang mạc hóa và do con người dùng đất để phát triển thành phố, làm đường giao thông, xây dựng khu công nghiệp,..
- Biện pháp sử dụng hợp lí:
+ Cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ đất thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn.
+ Thâm canh, phát triển thủy lợi, ...
* Rừng
- Tình hình sử dụng: Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do sự khai thác quá mức, bừa bãi của con người: đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi, mở rộng diện tích canh tác,.... Một số động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do con người đánh bắt quá mức, săn bắt trái phép. Biện pháp sử dụng hợp lí:
+ Trồng rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, khai thác luôn đi đôi với việc trồng rừng và bảo vệ rừng; khai thác, trồng rừng phải đảm bảo đúng kĩ thuật;...
+ Tăng cường sản xuất ra những vật liệu thay thế để giảm bớt nhu cầu về gỗ tự nhiên; sản xuất gỗ nhân tạo;....
+ Đẩy mạnh việc thâm canh trong nông nghiệp để giảm thiểu việc đốt nương làm rẫy.
* Khoáng sản: 
- Tình hình sử dụng: là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp mà con người sử dụng ngày càng nhiều các khoáng sản vào sản xuất công nghiệp nên nguồn tài nguyên này dần cạn kiệt.
- Biện pháp sử dụng hợp lí:
+ Sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp.
+ Cần sản xuất các vật liệu thay thế ( ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại,...)
+ T...ước và năng suất lao động xã hội: đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
- Quy mô, cơ cấu dân số: nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư : Mạng lưới ngành dịch vụ. 
- Mức sống và thu nhập thưc tế : sức mua, nhu cầu dịch vụ.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư: hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng: phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
III. Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới .
- Ở các nước phát triển, DV chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP >60%.
- Các nước đang phát triển tỉ trọng dịch vụ thấp <50 %.
- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn trong nền kinh tế toàn cầu: Neu York, Luân Đôn, Tôkyô.
Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GT VẬN TẢI
I. Vai trò và đặc điểm ngành GTVT
1.Vai trò:
- Tham gia vào việc cung ứng vât tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. 
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt được thuận tiện.
- Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư.
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới.
2. Đặc điểm:
- Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hóa
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, thường căn cứ vào các tiêu chí:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa được vận chuyển)
+| Khối lượng luân chuyển: là khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển tính trên cơ sở chiều dài đoạn đường, đơn vị: người.km, tấn. km
+ Cự li vận chuyển trung bình (km)
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ng

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc_2019_202.doc