Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020
1. Phép liên kết văn bản
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức
1.1 Về nội dung
+ Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn .
+ Liên kết logic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
1.2. Về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Phép lặp: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc câu có cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
- Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.)
2. Các phong cách ngôn ngữ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020

ụng: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) ( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là: - Phép lặp: “Trường học của chúng ta” - Phép thế: “Muốn được như thế” thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.) 2. Các phong cách ngôn ngữ 2.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. – Đặc trưng: Tính cụ thế; Tính cảm xúc; Tính cá thể – Nhận biết: Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ. Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, ...n ra giá trị đích thực của cuộc sống chứ không phải để người khác ca tụng, thán phục thành tích của mình. (4)Điều này thật đúng, bởi nó giúp các bạn trẻ biết đặt ra mục tiêu để phấn đấu, thể hiện bản lĩnh của cá nhân và biết “đứng dậy” sau những vấp ngã. (5) Cuộc sống là muôn màu, nếu coi việc ghi được thành tích là để người đời ca tụng chẳng khác gì ta đang bằng lòng với mình mà không có ý thức vươn lên. (6)Tự hào không có nghĩa là tự cao, tự đại. (7) Đó chính là lí do khiến ta tự đánh mất mình. (8)Vì thế, ta chinh phục đỉnh cao là để trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng, rèn luyện sức khoẻ, nghị lực vươn lên trước thử thách cuộc sống,(9).Đó mới là những giá trị đích thực mà chúng ta cần có. 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 2.1. CÁCH LÀM BÀI * PHÂN TÍCH ĐOẠN TRUYỆN THƠ - Mở bài: giới thiệu chung về tác giả, nội dung tác phẩm ( có liên quan đến nội dung bài thơ). + Nếu là đoạn thơ : vị trí và trích đoạn thơ ấy. - Thân bài Lần lượt triển khai (trình bày những suy nghĩ, đánh gía) về nội dung và nghệ thuật bằng luận điểm ( nội dung lớn), các luận cứ ( các ý), dẫn chứng. => nghệ thuật đến nội dung: từ ngữ, hình ảnh => gợi lên suy nghĩ, hình dung ra vấn đề gì? - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ ( nhận xét, đáng giá vai trò, vị trí của bài thơ đó trong nền văn học Việt Nam. Đề1: Phân tích đoạn thơ sau: “Cậy em em có chịu lời Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” Gợi ý 1. Mở bài - Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một bậc thầy ngôn ngữ tiếng Việt, một nhà thơ có trái tim nhân ái bao la. - Nhớ đến ND ta nhớ đến TK, tác phẩm là một chuỗi dài tiếng khóc xót thương của nhà thơ dành cho người phụ nữ tài hoa bạc mệnh - Đặc biệt ở đoạn trích Trao duyên đó chính là tiếng khóc của nhà thơ trước tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều khi trao duyên - Điều ấy thể hiện rõ ở đoạn thơ: (Trích dẫn) 2. Thân bài * Dẫn dắt * Phân tích - Trong cuộc sống người ta có thể trao nhau nhiều thứ nhưng tình yêu là một thứ không t... Vân thay chị nối duyên với KT, Kiều nhấn mạnh điều đó thiêng liêng trang trọng. Và cũng chứng tỏ Kiều rất yêu thương KT và cũng để thêm lần nữa thuyết phục em + Kiều mang ơn em: Kiều dẫu có chết cũng vui lòng, lời Kiều như lời trăng trối của người sắp đi xa khiến Vân không thể chối từ. * Khái quát nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ tự sự ngắn gọn hàm súc; dẫn chuyện khéo léo; miêu tả tâm trạng nhân vật sâu sắc, hợp lí. 3. Kết bài Đoạn trích phản ánh chân thực xúc động bi kịch tình yêu thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Kiều trong đêm trao duyên. Qua đoạn trích nhà thơ bày tỏ tấm lòng xót thương cảm thông sâu sắc với nỗi đau của Kiều và trân trọng nhân cách cao đẹp của nàng (Tiếng nói nhân đạo) Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau: “Chiếc vành với bức tờ mây Rưới xin giọt nước cho người thác oan: Gợi ý 1. Mở bài: Vận dụng đề 1 2. Thân bài * Dẫn dắt * Phân tích - Thủ pháp liệt kê “chiếc vành, bức tờ mây” đó chính là những kỉ vật tình yêu giữa Kiều và KT + Chiếc vành: cái vòng xuyến là tín vật tình yêu xem như lời định ước + Bức tờ mây: ghi lại lời thề nguyền của hai người (Đây là những thứ rất quan trọng đối với Kiều) - Tình yêu đã trao kỉ vật không thể giữ lại Kiều trao cho Vân và dặn dò em (sử dụng phép tiểu đối, từ khẳng định “của chung”) Kiều đã trao duyên cho em nhưng vẫn muốn có phần mình trong đó. Khi kỉ vật đưa ra tình yêu và bi kch hiện hình nỗi đau dồn nén sau đó vỡ òa cách nói của Kiều có phần mâu thuẫn nhưng phản ánh chân thực tâm trạng nửa trao nửa níu luyến tiếc tình cảm với KT. - Kiều trao duyên và nhắn nhủ với Vân: Khi vui hạnh phúc cùng chàng Kim hãy thương xót cho người chị mệnh bạc - Kiều dự cảm về tương lai: mù mịt tối tăm. (Hàng loạt các từ diễn tả thân phận mỏng manh bất hạnh Kiều chỉ về mình “người mệnh bạc” “người thác oan” “chị về” “hồn” “cách mặt khuất lời” -> Sự mất mát không thể bù đắp, mất tình yêu nàng đau khổ tột cùng, sống mà như đã chết. - Trong nỗi đau tột cùng Kiều vẫn ý thức mình ph
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2019_2020.doc