Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11
I. ĐỌC VĂN
Vội vàng – Xuân Diệu
1. Tác giả: Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Rút từ tập Thơ thơ, tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”
b. Nội dung:
- Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời
+ Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu
+ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian
Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm về thời gian tuần hoàn của người xưa)
Cảm nhận về sự sống đầy bi kịch, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo.
Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là sống vội.
- Phần hai nêu cách “thực hành”: Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn
Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi : Vội vàng là gì? Và đề xuất một lẽ sống mới mẻ tích cực; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.
c. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ
- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
d. Ý nghĩa văn bản
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11

tuần hoàn của người xưa) Cảm nhận về sự sống đầy bi kịch, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là sống vội. - Phần hai nêu cách “thực hành”: Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi : Vội vàng là gì? Và đề xuất một lẽ sống mới mẻ tích cực; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. c. Nghệ thuật: - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ - Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. d. ... chưa làm nổi bật nổi cô đơn nơi đất khách quê người của nhà thơ. Hình ảnh chòm mây trôi nhẹ trong không gian bao la của bầu trời chiều – ta thấy “chòm mây” ở đây như có linh hồn , mang nhiều suy tư về cuộc đời cách mạng gian truân của HCM- cứ đi mãi mà vẫn chưa thấy tương lai tương sáng rọi về, hay chính là sự cô đơn của Người nơi đất khách. + Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại . Đồng thời qua đó cảm nhận được bản lĩnh chiến sĩ, nghị lực phi thường ,chất thép của người chiến sĩ cách mạng, một con người yêu đời khao khát tự do mãnh liệt như áng mây, như cách chim trời. -> Đánh giá chung: Thiên nhiên trong thơ Bác mang nét đẹp cổ điển với những hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời bức tranh thiên nhiên và con người có sự giao hòa với nhau. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên là nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ- tả cảnh ngụ tình. - Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt ( 2 câu cuối) “ Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng” + Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than.Hình ảnh này tạo nét chấm phá cho bức tranh, trở thành trung tâm của cảnh vật. Dù xuất hiện giữa không gian núi rừng trong đêm mênh mông nhưng hình ảnh cô gái sơn cước không hề đơn độc. Hình ảnh thơ gợi sự ấm áp cho người đọc. Qua hình ảnh thơ, ta còn thấy ở bác là tấm lòng , tình yêu, sự trân trọng dành cho những người lao động- dù nghèo khó, vất vả nhưng vẫn lao động miệt mài trong tự do. - Câu 4: Sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh: chiều chuyển sang dần tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng của lò than. Cùng với sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người. Từ đặc sắc , đắc giá nhất tạo thần thái cho câu thơ là chữ” hồng”. Vì từ “ hồng” vừa giúp người đọc hình dung ra được thời gian, vừa làm bài thơ...g cảnh đời nô lệ bấy lâu. Lý tưởng cộng sản đối với Tố Hữu như “ mặt trời chân lí”. Chân lí vốn là những điều đúng đắn, còn mặt trời vốn cao vời, vĩ đại, mang lại sự sống, hơi ấm. Cách nói “ mặt trời chân lí” thể hiện sự trân trọng của nhà thơ đối vời lý tưởng của Đảng. + Hai câu sau: * Cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Liên tưởng so sánh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.Hình ảnh so sánh tràn đầy sức sống, tươi vui “ vườn hoa lá”, đặc biệt vườn hoa lá ấy “ rất đậm hương và rôn tiếng chim”. Với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sường, say mê của nhà thơ trong giây phút gặp gỡ lý tưởng cộng sản. Ánh sáng chân lí ấy làm tâm hồn nhà thơ đấy sức sống. Nói một cách khác lý tưởng của đảng cộng sản không chỉ thuyết phục nhà thơ về lý trí mà còn “ chói qua tim” thuyết phục mặt tình cảm để từ đây nhà thơ sống, chiến đấu và hi sinh vì lý tưởng này. Những từ những” rất đậm”, “ rôn” càng nhấn mạnh lý tưởng cộng sản khiến tâm hồn nhà thơ vui tươi, tràn đầy sức sống như thế nào. - Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống + Từ khi bắt gặp lý tưởng cộng sản , Tố Hữu đã thay đổi hoàn toàn từ cách nghĩ, tinh thần, quan niệm sống đến tình cảm, ý thức về trách nhiệm của bản thân. Đó là lẽ sống gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân với cái ta chung của “mọi người”, “ trăm nơi”. “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người Đề tình trang trải khắp muôn nơi Đề hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” + Chân lý cách mạng cho nhà thơ biết ý nghĩa của cuộc đời gắn bó với mọi người , nhất là tầng lớp lao khổ. Nên nhà thơ tự nguyện “ buộc, trang trải” mình với mọi người, với nhân dân lao động và cả đồng bào, dân tộc Việt Nam. Và đồng thời cũng gắn bó với bao “ hồn khổ”- những người nghèo khổ để được tiếp thêm sức mạnh từ họ. Bởi hơn ai hết Tố Hữu biết muốn đấu tranh giải phóng dân tộc , giành độc lập, tự do không chỉ cần phải đoàn kết, có trách nhiệm với nhau là đủ mà cần phải gần gũi, gắn bó và chia sẻ. Có như thế đại đoàn kết mới
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11.doc