Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Đặng Trần Hải

I. Mục tiêu 
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Học trò chơi “Đi qua cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, tích cực.
II. địa điểm, phương tiện
*Địa điểm: - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị sẵn các khu vực cho lớp tiếp tục tập luyện theo tổ.
*Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em 1 dây nhảy và sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”.
III. nội dung và phương pháp lên lớp
doc 12 trang Bảo Đạt 30/12/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Đặng Trần Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Đặng Trần Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Đặng Trần Hải
xẻ” hoặc “Bịt mắt bắt dê”: 1-2 phút. (GV có thể cho HS chơi trò chơi các em ưu thích).
2. Phần cơ bản: (18-22 phút)
a. Bài tập RLTTCB: (10-12 phút)
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
+ HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây.
+ Tập luyện theo tổ hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. Kết thúc nội dung xem bạn nào, tổ nào nhảy được nhiều lần nhất. GV hướng dẫn thêm để các em có thể tự tập ở nhà được.
* Cả lớp nhảy dây đồng loạt theo nhịp hô: 1 lần. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
(hoặc GV tổ chức cho: 
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. GV hướng dẫn các tổ tập luyện theo nhóm 2 người, từng nhóm thay nhau tập.
- GV bao quát lớp, trực tiếp chỉ dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi nhảy xem nhóm nào được nhảy được nhiều lần nhất, hoặc có thể yêu cầu HS thi nhảy tính điểm (5 lần được 1 điểm => 10 điểm = 50 lần nhảy).
- Yêu... khác bổ sung.
- GV khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
=> Mở nhiều trường học, khuyến khích những người giỏi, có tài vào học,... kể cả con thường dân,...
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét.
* Kết luận: 
- GV kết luận (như SGK).
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Tìm hiểu thêm về thời Hậu Lê.
Tiết 3: ĐỊA Lí (4B)
Hoạt động sản xuất
của người dõn ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp)
	I. Mục tiêu: 
	Học xong bài này, HS biết:
	- Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước.
	- Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
	- Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ.
	- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
	- Giáo dục ý thức học tập cho HS.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
 	- Tranh ảnh về SX công nghiệp , chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ.
	III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
+ Đồng bằng Nam Bộ có điều kiện thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp ?
+ Kể tên thứ tự các công việc xuất khẩu gạo. 
B.Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: (30')
2.1. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
+ Nêu nguyên nhân làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển.
+ Nêu dẫn chứng chứng tỏ điều đó.
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng.
- Kết luận
2.2 Chợ nổi trên sông.
+ Mô tả chợ nổi trên sông.
+ Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
- Kết luận.
C. Củng cố- dặn dò. ( 3')
- Cho HS điền mũi tên nối các ô như SGV .
- Xem lại bài và chuẩn bị bài 20.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá 
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu bài.
* Phương pháp hoạt động nh... vào vở, HS khác nhận xét. 
Kết quả: , , , .
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: TẬP ĐỌC (4B)
Chợ Tết
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Cảm và hiểu được vẻ đẹp của bài thơ.
	3. HTL bài thơ.
	II. Đồ dùng dạy - học
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và tranh, ảnh chợ Tết (nếu có).
	IIi. Các hoạt động dạy - học	
	a. kiểm tra bài cũ
	GV kiểm tra 2 HS đọc bài Sầu riêng và trả lời câu hỏi sau bài đọc.
	b. dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
	a) Luyện đọc
	- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài thơ - đọc 2,3 lượt.
	- GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải 
sau bài, lưu ý các em về cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ.
	- HS luyện đọc theo cặp, 1-2 em đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng chậm rãi ở 4 dòng đầu; vui, rộn ràng ở những dòng thơ sau; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả: đỏ dần, ôm ấp, viền trắng,...
	b) Tìm hiểu bài
	- GV h/dẫn HS tìm hiểu bài qua việc trả lời các câu hỏi:
	C1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh như thế nào?
	(Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi ...)
	C2: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
	(Những thằng cu mặc áo đỏ chạy lon xon; Các cụ già chống gậy bước lom khom;...)
	C3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
	(Ai ai cũng vui vẻ, tưng bừng ra chợ Tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.)
	C4: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
	(trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm,...)
	- GV hỏi HS về nội dung bài thơ. HS phát biếu. 
- GV chốt lại: Bài thơ là một bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2015_2016_dang_tran_hai.doc