Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4&5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết văn miêu tả

Một trong hai mục tiêu quan trọng của việc dạy học Tập làm văn ở lớp 4&5là trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh. Cụ thể cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được đoạn văn hoặc bài văn miêu tả theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. Ở lớp 4&5, thể loại văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong phân  môn Tập làm văn. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, thể loại văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau như: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật (ở lớp 4) và tả cảnh, tả người (ở lớp 5). Tất cả các đối tượng miêu tả đều khá gần gũi thân quen với cuộc sống của các em hằng ngày nhưng không phải em học sinh nào cũng có vận dụng kiến thức và kĩ năng đã được học để có thể tả lại được các đối tượng đó bằng ngôn ngữ của mình một cách chính xác, dễ hiểu, sinh động theo một trình tự nhất định. Một trong những kĩ năng giúp cho các em có thể thực hiện viết một bài văn miêu tả ít nhất là đạt được mức độ hoàn thành theo yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng là kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn- một trong những kĩ năng quan trọng khi rèn luyện kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp của tập làm văn. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh lại chưa thực hiện được kĩ năng này. Khi thực hiện lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, các em học sinh thường mắc phải những vấn đề sau:

         - Chưa biết cách quan sát, tìm ý để lập dàn ý chi tiết nên thường thụ động làm theo ý của thầy cô hoặc của bạn.

         - Lẫn lộn giữa ý và câu văn hoàn chỉnh. Vì vậy, với thời gian cho phép, các em không thể hoàn thành được yêu cầu lập dàn ý cho một đề văn miêu tả.

         - Nếu bài tập có yêu cầu dựa vào dàn ý chi tiết để nói thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh thì các em thường rất lúng túng. Nhiều em phát triển và trình bày các ý rời rạc, nghèo nàn, chưa có hoặc có ít hình ảnh, cảm xúc, chưa có sắc thái riêng.

         Việc lập dàn ý chi tiết sẽ góp phần quyết định tới kết quả bài văn của các em rất nhiều. Dựa trên kết quả quan sát và tìm ý, nếu các em biết lập dàn ý, các em sẽ tả đúng được đối tượng theo một trình tự hợp lí. Dựa vào các ý đã tìm được, tìu theo khả năng của bản thân, các em sẽ phát triển và diễn đạt các ý đó theo cách riêng của mình.

         Về phía giáo viên, do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết còn mang tính chiếu lệ, chưa thật sự lôi cuốn, hấp dẫn các em. Một số giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng về thuyết trình mà chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập. Khi dạy học sinh thực hiện các bài tập lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, giáo viên đều cảm thấy rất khó khăn, không biết làm thế nào để khắc phục được những tồn tại mà học sinh mắc phải. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, áp lực cả với thầy và trò mà hiệu quả lại chưa đạt được như mong muốn.

doc 7 trang Bảo Đạt 27/12/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4&5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4&5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4&5 kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết văn miêu tả
kĩ năng đã được học để có thể tả lại được các đối tượng đó bằng ngôn ngữ của mình một cách chính xác, dễ hiểu, sinh động theo một trình tự nhất định. Một trong những kĩ năng giúp cho các em có thể thực hiện viết một bài văn miêu tả ít nhất là đạt được mức độ hoàn thành theo yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng là kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn- một trong những kĩ năng quan trọng khi rèn luyện kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp của tập làm văn. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh lại chưa thực hiện được kĩ năng này. Khi thực hiện lập dàn ý cho một bài văn miêu tả, các em học sinh thường mắc phải những vấn đề sau:
	- Chưa biết cách quan sát, tìm ý để lập dàn ý chi tiết nên thường thụ động làm theo ý của thầy cô hoặc của bạn.
	- Lẫn lộn giữa ý và câu văn hoàn chỉnh. Vì vậy, với thời gian cho phép, các em không thể hoàn thành được yêu cầu lập dàn ý cho một đề văn miêu tả.
	- Nếu bài tập có yêu cầu dựa vào dàn ý chi tiết để nói thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh thì các em thườ..., buồn, ngạc nhiên, thích thú,khi nhìn cảnh, vật. 
- Quan sát, tìm ý, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn, bài văn để miêu tả cảnh vật, người, đồ vật, cây cối, con vật cho sát thực và sinh động.
- Trình tự miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật . 
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cảnh, người, đồ vật, cây cối, con vật. So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở các lớp dưới (nói, viết thành đoạn văn ngắn), học sinh lớp 4&5 đã được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài). Do đó, để dạy tốt kiểu bài miêu tả, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng (tả cảnh, tả người, hay tả đồ vật, tả cây cối hay tả con vật).
2- Giúp học sinh hiểu thế nào là dàn ý chi tiết một bài văn:
Khi tổ chức cho HS thực hiện lập dàn ý chi tiết một bài văn, thông qua việc phân tích các ngữ liệu, các bài văn cụ thể trong sách giáo khoa, GV cần giúp cho HS hiểu thế nào là dàn ý chi tiết để HS không nhầm lẫn giữa việc tìm ý với dàn ý chi tiết hoặc dàn ý chi tiết với viết thành văn. Dàn ý chi tiết là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Đó là những ý mà dựa trên kết quả quan sát, các em sẽ lựa chọn để miêu tả đối tượng Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có dựng được sườn rồi mới thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét,.Lập dàn ý chi tiết là công việc lựa chọn và sắp xếp những ý cơ bản dự định sẽ triển khai vào bố cục 3 phần của bài văn. Vì vậy, việc lập dàn ý chi tiết khi miêu tả là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp cho HS khi miêu tả cảnh vật sẽ có trọng tâm, không xa đề, lạc đề, tránh thừa ý, thiếu ý, lặp ý, tránh lan man dài dòng. Từ dàn ý chi tiết, học sinh sẽ dễ dàng phát triển thành các ý miêu tả đối tượng. Tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo riêng của mỗi học sinh, các ý sẽ được phát triển mới mẻ, sinh động, hấp dẫn ở các mức độ khác nhau. Để giúp học sinh phân...ớc, các bộ phận khác thì quan sát sau). \
	- Biết kết hợp liên tưởng, so sánh khi quan sát.
	- Biết lựa chọn khi quan sát. 
	- Biết ghi nhận kết quả quan sát bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được. 
	- Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là thích hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao quát toàn thể đến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới,). Ta cũng có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy trước, diễn ra trước thì tả trước); hoặc theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý nhiều nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước).  
3.2. Hình thành các bước lập dàn ý cho từng kiểu bài miêu tả. 
* Tả đồ vật: 
	Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả: 
	Đồ vật em định tả là cái gì? Đồ vật đó của ai? Do đâu mà có? Nó xuất hiện trong thời gian nào? 
	Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả: 
	- Quan sát kĩ: hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật và chất liệu tạo nên nó. 
	- Ghi nhớ những nét bao quát và những nét cụ thể của đồ vật (cấu tạo bên ngoài, bên trong, từng bộ phận.). Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lí cho dễ miêu tả. 
	- Công dụng của đồ vật ấy đối với người sử dụng. 
	Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. 
	*Tả cây cối: 
	Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả: 
	Cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ? 
	Bước 2: Quan sát: 
	Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét về: 
	- Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả,). 
	- Màu sắc, hương thơm (tập trung nhất ở hoa, quả). 
	- Tác dụng của cây đó đối với môi trường xung quanh và cuộc sống con người. 
	Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo một trình tự hợp lý thành dàn ý chi tiết. 
	* Tả loài vật : 
	Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả. 
	Con vật em định tả là con gì? Của ai? N

File đính kèm:

  • docchuyen_de_huong_dan_hoc_sinh_lop_45_ki_nang_quan_sat_tim_y_l.doc