Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh

ình thành, phát triển nhân cách. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.. 2) Những yêu cầu một giờ học theo quan điểm phát triển phẩm chất, năng lực người học. a) Phát huy tính tích cực của người học Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri th...uốc phòng an ninh Dạy học phân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách: nêu câu hỏi, bài tập theo nhiều mức dộ khác nhau; yêu cầu tất cả học sinh đều làm việc và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình; khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi , tranh luận và thể hiện ; động viên và khen ngợi kịp thời các học sinh có ý tưởng sáng tạo , mới mẻ , độc đáo trong đọc , viết, nói nghe. c) Đa dạng hóa các phương pháp , hình thức và phương tiện dạy học Dạy học theo định hướng giáo viên cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hóa một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng , bối cảnh nội dung và mục đích của giờ học. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH, để có được những giờ dạy học tốt, giáo viên cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học đáp ứng quan điểm phát triển năng lực cho người học. Ví dụ như: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật mảnh ghép, KT trình bày một phútTuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 3) Cách trình bày mỗi hoạt động dạy học trong giáo án. Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy - học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: - Tên hoạt động; - Thời lượng để thực hiện hoạt động; - Mục tiêu của hoạt động; - Cách tiến hành hoạt động: + Nêu hình thức tổ chức học. + Nhấn mạnh yêu cầu cần đạt với từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng HS. + Đưa ra những lưu ý với các đối tượng đặc biệt (HS có NL; HS còn hạn chế). - Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;... (GV chốt kiến thức nếu cần). II, ĐỊNH HƯỚNG DẠY... các em. - HS cần có cơ hội được tự đọc tác phẩm, từ đó có thói quen đọc sách. - Hệ thống câu hỏi trong bài học phải đáp ứng yêu cầu phát triển NL, giúp HS biết cách đọc văn bản chứ không phải gợi ý, dẫn dắt HS đi đến cách hiểu mà các nhà giáo dục muốn áp đặt. 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU A, Hướng dẫn đọc a) Đọc thành tiếng GV có thể hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau: - Đọc mẫu: Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do GV đảm nhiệm. Đến lớp 5, kỹ năng đọc của HS đã được nâng cao, nhiều HS có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy nên giảm bớt hình thức đọc mẫu, GV chỉ đọc mẫu khi thực sự cần thiết. Tùy từng trường hợp cụ thể, GV có thể chỉ định 1 HS có kỹ năng đọc tốt đọc làm mẫu trước, HS trao đổi, thống nhất cách đọc trong nhóm. GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước luyện đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm để giúp HS so sánh, đối chiếu với cách đọc của mình. Cách làm này giúp HS có ý thức tự đọc và chủ động suy nghĩ cách đọc phù hợp với nội dung. Các hình thức đọc mẫu bao gồm: + Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều HS phát âm sai. + Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm. - Dùng lời nói, kết hợp chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. - Tổ chức cho HS đọc cá nhân (đọc trong nhóm, đọc trước lớp), đọc đồng thanh (cả nhóm, cả tổ, cả lớp); nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung thông qua giọng đọc cho HS. Ở lớp 5 nên hạn chế số lần đọc đồng thanh và tăng cường hình thức đọc cá nhân. b) Đọc thầm Các biện pháp có thể áp dụng là: - Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho HS (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào) - Giới hạn thời gian để tăng tốc độ đọc thầm cho HS. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của HS
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_tap_doc_theo_dinh_huong_phat_trien.docx