Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục pháp luật qua bài Công dân với tình yêu, hôn nhân , gia đình

Môn Giáo dục công dân(GDCD) là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật và lối sống cho học sinh. Do đó có khả năng tích hợp nhiều vấn đề xã hội trong đó có giáo dục pháp luật.

          Đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp đặc điểm lứa tuổi mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục pháp luật trong quá trình dạy học bộ môn GDCD bậc THPT là rất cần thiết. Bởi lẽ nhà trường không chỉ là nơi triển khai nội dung giáo dục pháp luật cho một lượng học sinh đông đảo mà là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin về giáo dục pháp luật cho các thành viên khác trong xã hội.

          Việc giáo dục pháp luật qua môn GDCD là quá trình hình thành, phát triển cho học sinh nhận thức và có thói quen quan tâm đến các vấn đề pháp luật trong cuộc sống, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống. Thông qua đó hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kỹ năng cần thiết để có những hành động hài hòa với mọi người xung quanh trong đời sống hằng ngày, giúp các em có đủ năng lực hoạt động một cách độc lập hay phối hợp với các cá nhân khác hay tập thể để tìm ra giải pháp thực hiện đúng qui định của pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước.

doc 8 trang Bảo Đạt 25/12/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục pháp luật qua bài Công dân với tình yêu, hôn nhân , gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục pháp luật qua bài Công dân với tình yêu, hôn nhân , gia đình

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục pháp luật qua bài Công dân với tình yêu, hôn nhân , gia đình
hói quen quan tâm đến các vấn đề pháp luật trong cuộc sống, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống. Thông qua đó hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kỹ năng cần thiết để có những hành động hài hòa với mọi người xung quanh trong đời sống hằng ngày, giúp các em có đủ năng lực hoạt động một cách độc lập hay phối hợp với các cá nhân khác hay tập thể để tìm ra giải pháp thực hiện đúng qui định của pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Thực trạng chung
	 Giáo dục pháp luật cho học sinh là vô cùng quan trọng trong học đường. Ngoài các tri thức khoa học khác thì việc am hiểu pháp luật là việc làm rất thiết thực. Nó hình thành nhân cách đạo đức lối sống ở mỗi học sinh. Từ đó giúp các em ngày càng phát triển hơn về cách ứng xử và hình thành hành vi đẹp trong cuộc sống hàng ngày, sống và làm việc theo pháp luật.
 Giáo dục pháp luật đã được nhà trường tổ chức thực hiện bằng các chuyên đề, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt chủ n... tế, gần gũi với cuộc sống hàng.
2. Nội dung tích hợp
a. Hôn nhân là gì?
- GV nêu tình huống:
Anh A và chị B tự sống chung với nhau. Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Tại sao?
- HS trả lời 
-> Không, vì họ chưa đăng kí kết hôn
 Qua đó GV giới thiệu Điều 14 giải quyết hậu quả của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.
Đây là điều luật mới. Theo đó quy định như sau:
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con,tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 15 và điều 16 của luật này.
Vậy hôn nhân là gì?
GV diễn giải: Tình yêu chân chính sẽ làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân nó được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn.
Vậy: Pháp luật nước ta quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?
-> HS trả lời
- Điểm khác nhau giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014 về độ tuổi như thế nào?
-> GV lồng ghép giáo dục pháp luật
Luật Hôn nhân gia đình đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thay thế luật Hôn nhân gia đình năm 2000 về độ tuổi kết hôn là: Nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi. 
Thông qua đó giáo dục học sinh không kết sớm sớm mà trước hết hãy tập trung học tập khi nào nghề nghiệp ổn định hãy nghĩ đến việc kết hôn.
b. Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay
Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay theo chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp
- Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay được thể hiện nội dung nào?
-> HS trả lời
->Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ
-> Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng
- Thế nào là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ?
-> HS trả lời: Là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính
- Vậy hôn nhân ngày nay khác chế độ trước đây như thế nào?
-> Hôn nhân ...gang nhau trong nuôi dưỡng giáo dục con cái, tài sản chung của vợ chồng.
-GV giới thiệu Điều 17: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng:
Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan.
C. Chức năng của gia đình
- Gia đình có những chức năng nào?	
- Có 4 chức năng cơ bản:
+ Chức năng duy trì nòi giống.
- Nếu hai người kết hôn với nhau đã lâu mà chưa có con thì giải quyết như thế nào?
- HS nêu nhiều biện pháp giải quyết
- GV giới thiệu điểm mới của Luật Hôn nhân gia đình 2014: Qui định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và lập thành văn bản.
- GV giới thiệu những trường hợp cấm kết hôn: Một trong những điều cấm đó là:Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 
- Tại sao pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp trên?
-> Nếu kết hôn trong những trường hợp trên thì làm cho suy thoái nòi giống, con sinh ra bị dị tật.
3. Kết quả nội dung tích hợp
Qua việc tích hợp giáo dục nội dung pháp luật vào bài dạy ta thấy học sinh học tập tích cực hơn, khắc sâu kiến thức bài học cho các em, các em hứng thú hơn trong học tập vì đây là những vấn đề thực tế gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em 
4. Khả năng ứng dụng và triển khai
- Ứng dụng trong giảng dạy các lớp trong chương trình GDCD lớp 10
- Đã triển khai ở các lớp 10CA1, 10C5,10C6,10C7,10C9
III. KẾT LUẬN
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn giáo dục công dân nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT có thái độ tích cực hơn trong học tập, thân thiện với mọi người, sống có đạo đức, thực hiện tốt pháp luật để trở thành con ngoan trò giỏi và là công dân có ích cho xã hội. Giúp các em có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày. Xây dựng tình

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_phap_luat_qua_bai_cong_dan_vo.doc