Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4,5 làm tốt dạng bài tập về cấu tạo từ (Từ đơn, từ ghép, từ láy)
Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác, là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 gồm nhiều phân môn: Tập đọc - Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện. Mỗi phân môn đều có chức năng khi dạy Tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp toàn bộ kiến thức về quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, câu - đơn vị nhỏ nhất để thể hiện chức năng giao tiếp. Dạy từ và câu cũng là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người học sinh. Vì vậy ngay từ ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen với từ và câu qua việc học âm, vần, tiếng, từ ở lớp 1, các kiểu câu đơn giản ở lớp 2, các từ loại cơ bản ở lớp 3, các biện pháp tu từ nghệ thuật quen thuộc hoặc cấu trúc về câu, cụm từ, nghĩa của từ v.v… ở lớp 4, 5. Học từ và câu giúp học sinh tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời, dạy từ, câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị nhỏ của câu).
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phần Luyện từ và câu, học sinh được học những mạch kiến thức sau:
+ Cấu tạo từ: Từ đơn, từ ghép, từ láy
+ Các từ loại cơ bản trong câu: Danh từ, động từ, tính từ
+ Các kiểu câu chia theo mục đích : Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
+ Các bộ phận phụ trong câu:Chủ ngũ, vị ngữ, Trạng ngữ.
Để học sinh nắm chắc được kiến thức của phân môn Luyện từ và câu, trước hết các em phải nắm chắc, phân biệt rõ về từ đơn, từ ghép, từ láy, vì các từ loại trong câu cũng không nằm ngoài cấu tạo của từ. Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy học sinh sau khi học riêng khái niệm từng bài, vận dụng giải quyết bài tập thì phần lớn là làm được nhưng khi được luyện sang bài khác có nội dung kiến thức về cấu tạo từ xen lẫn nhau (như các bài tập đọc hoặc một số văn bản khác) thì còn lúng túng, nhầm lẫn giữ từ láy - từ ghép, một từ ghép thành hai từ đơn hoặc hai từ đơn thành một từ ghép.
Để hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ láy, trước tiên người giáo viên phải hiểu rõ khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy và giúp học sinh hiểu rõ từng khái niệm một cách dễ hiểu nhất.
Ở Tiểu học, người ta chỉ nêu nội dung của từng khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy ở một mức độ nhất định, có tính chất sơ giản, ban đầu, phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Cũng chính vì lí do đó nên học sinh thường nhầm lẫn khi xác định, từ đơn, từ ghép, từ láy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4,5 làm tốt dạng bài tập về cấu tạo từ (Từ đơn, từ ghép, từ láy)

ị nhỏ nhất để thể hiện chức năng giao tiếp. Dạy từ và câu cũng là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người học sinh. Vì vậy ngay từ ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen với từ và câu qua việc học âm, vần, tiếng, từ ở lớp 1, các kiểu câu đơn giản ở lớp 2, các từ loại cơ bản ở lớp 3, các biện pháp tu từ nghệ thuật quen thuộc hoặc cấu trúc về câu, cụm từ, nghĩa của từ v.v ở lớp 4, 5. Học từ và câu giúp học sinh tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời, dạy từ, câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị nhỏ của câu). Trong chư...giác hoàn thành nhiệm vụ tiết học theo sự hướng dẫn của giáo viên, chủ động tiếp thu kiến thức chăm chỉ học tập. B, Khó khăn - Giáo viên: Giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, bám sát nội dung điều chỉnh. Song cũng chưa chú ý nhiều cho HS cách phân biệt từ ghép, từ láy; cách phân loại từ ghép(ghép tổng hợp, ghép phân loại), từ láy và chưa đưa nhiều bài tập vận dụng cho học sinh nên các em còn lúng túng khi xác định từ. Trong giờ học còn một số em tập trung chưa cao, chưa thực hiện tốt các lệnh mà giáo viên đưa ra, những em học yếu thì không đảm bảo chuẩn, còn những em học khá giỏi mà không được giáo viên đưa yêu cầu mở thì nhàm chán dẫn đến tiết học hiệu quả không cao. Có tình trạng như trên là do giáo viên chưa thực sự hiểu về mức độ đạt chuẩn, chưa quan tâm nhiều đến việc học sinh xác định, phân loại từ ghép, từ láy và vận dụng vào các bài tập đặt câu, viết đoạn văn, bài văn. - Học sinh: Qua thảo luận, điều tra về thực tế viêc học tập của HS, tổ chuyên môn chúng tôi đã tìm ra một số nguyên nhân sau: - Đ/c Hiền : Khái niệm “cấu tạo từ” là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 4 vì ở lớp 1, 2, 3 học sinh chỉ học về âm, tiếng, từ. Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy cũng là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 4. - Đ/c Luyên : Số lượng kiến thức dành cho dạng bài từ đơn, từ ghép, từ láy là không nhiều. Trong chương trình hiện hành nội dung được tích hợp nên kiến thức về từ đơn, từ phức được học trong 2 tiết, thêm 2 tiết tìm hiểu về từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại nên HS ít được thực hành các dạng bài tập xác định từ ghép, từ láy trong nhiều văn bản khác nhau. Đ/c Oanh : Trong quá trình giảng dạy phần từ đơn, từ ghép, từ láy tôi thấy học sinh còn mắc phải những lỗi sau: - Kĩ năng nhận diện từ, phân cắt các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch như từ ghép lại xác định thành 2 từ đơn. - Nhầm lẫn từ ghép thành từ láy khi cả hai tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau như các từ: nhân dân, mệt mỏi, đi đứn... Dạy về từ đơn, từ ghép, từ láy, ở lớp 4, Chúng tôi hình thành khái niệm như sau: a, Trước tiên cho học sinh phân biệt “từ đơn, từ phức”: Bước 1: Giáo viên đưa ngữ liệu sách giáo khoa để học sinh phân tích: Cho câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng dấu gạch chéo. “Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến.” Yêu cầu học sinh chia các từ trên thành 2 loại: – Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn) – Từ chỉ gồm 2 tiếng (từ phức) Vậy câu trên các từ gồm 1 tiếng ( từ đơn ) là: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là. Các từ gồm nhiều tiếng (từ phức) là: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. Bước 2: Hình thành khái niệm từ đơn, từ phức. – Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 1, Tiếng dùng để làm gì? Tiếng dùng để cấu tạo từ: + Có thể dùng 1 tiếng để cấu tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn. + Cũng có thể phải dùng 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức. 2, Từ dùng để làm gì? Từ dùng để: + Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (tức là biểu thị ý nghĩa) + Cấu tạo câu. b, Sau khi học sinh phân biệt được từ đơn, từ phức thì tôi giúp học sinh phân biệt từ láy, từ ghép. Qua bài dạy “từ láy và từ ghép” ở lớp 4. *Tôi giúp hs hình thành khái niệm từ ghép, từ láy như sau : Bước 1: Cho học sinh phân tích ngữ liệu đi đến phân biệt trong các từ phức: Truyện cổ, thì thầm, ông cha, chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ thì các từ: Truyện cổ, ông cha , lặng im là do các tiếng có nghĩa tạo thành được gọi là từ ghép, còn các từ: thì thầm, chầm chậm, cheo leo, se sẽ, do các tiếng có âm đầu (thì thầm ), vần (cheo leo ), cả âm và vần (se sẽ, chầm chậm) được lặp lại thì gọi là từ láy. Bước 2: Hình thành khái niệm từ ghép, từ láy + Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép . + Ghép các tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm và vần hoặc cả tiếng giống nhau đó là từ láy. c, Sau khi học song 2 bài “ từ đơn và từ phức”, từ ghép, từ láy, tôi khái quát và giúp học sinh hình thành khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy như s
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_45.doc