Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở Lớp 4 + 5
- Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng hỗ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt.
- Kiến thức tập làm văn ở tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 & lớp 5 với các kiểu bài như: viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, kể chuyện, miêu tả,…Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Trong thực tế, khi chấm bài cho học sinh ta thấy những bài vău miêu tả của học sinh còn ngắn, kém hình ảnh, diễn đạt yếu; các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả ở lớp 4 & lớp 5 là điều tất yếu chúng ta cần phải làm, Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao và trau dồi kiến thức, tổ 4 + 5 lựa chọn nghiên cứu chuyên đề:Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 4 + 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở Lớp 4 + 5

h những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả ở lớp 4 & lớp 5 là điều tất yếu chúng ta cần phải làm, Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao và trau dồi kiến thức, tổ 4 + 5 lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 4 + 5 B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: I/Thực trạng: -Đối với HS vốn sống, vốn từ còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến khả năng dùng từ, diễn đạt của các em. -Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác. -Vốn từ còn nghèo nàn, hạn hẹp, kĩ năng chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, diễn đạt còn hạn chế. HS chưa biết sắp xếp ý khi viết bài bố cục thiếu rõ ràng và khoa học. Không quen sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn, cảm xúc không tự nhiên, còn gượng ép, khô cứng thiếu khả năng tổng hợp vấn đề. -Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế còn khó khăn, một số gia đình chưa thật sự q...ng được các đối tượng ấy. -Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm. Tả là mô phỏng, là tô, vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh chứ không phải là kể lể. -Văn miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người. b/ Hướng dẫn HS cách quan sát đối tượng miêu tả; cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả. *Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý: -Quan sát tổng thể đối tượng: Chú ý tả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả các giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, - Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó. - Lựa chọn đặc điểm đặc trưng đặc biệt tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ. * Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả: - Căn cứ vào hình ảnh và nội dung khi quan sát, chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. -Sắp xếp các ý, đoạn với thứ tự đã lựa chọn. c/ Giúp HS tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu trí tưởng tượng: * Tích luỹ vốn từ: - Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày, trao đổi bạn bè, thầy cô cung cấp; đọc sách báo; xem truyền hình, nghe truyền thanh, - Ghi chép vào sổ tay riêng để miêu tả theo chủ đề cụ thể như: + Các từ thường dùng trong văn miêu tả cây cối như: xanh mướt, mơn mởn, rung rinh, khẳng khiu, lác đác, mỡ màng,.. + Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật như: Tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh xắn, + Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: rón rén, lặc lè, nhanh thoăn thoắt, ì ạch, tinh nhanh, phành phạch, + Các từ dùng trong miêu tả cảnh: mênh mông, phẳng lì, yên ả, trù phú, + Các từ thường dùng trong miêu tả người: . Tả em bé: mịn màng, mũm mĩm, bập bẹ, hau háu, n...hành phần phụ, yếu tố phụ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, sử dụng câu ghép, cách diễn đạt phức hợp. Bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá VD: Để làm duyên với bọn gà mái, chú còn trang điểm cho mình một chiếc đu r ực r ỡ e/Giúp HS xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và bố cục bài văn. -Bố cục bài văn gồm 3 phần: + Mở bài +Thân bài +Kết bài. -Đoạn mở bài: có 2 cách : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp, GV không nhất thiết phải gò bó HS mở bài theo cách nào, mà cho các em tự lựa chọn cho mình cách mở bài hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. -Thân bài: Gồm một số đoạn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát. -Kết bài: Kết bài thể hiện nhiều nhất tình cảm của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Chủ yếu các em thường kết bài không mở rộng chưa làm hấp dẫn người đọc. Vì vậy, đòi hỏi người GV phải gợi ý để HS biết cách làm kết bài mở rộng làm cho bài văn lôi cuốn người đọc. VD:Kết bài mở rộng (Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công dân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp. -Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết. Vì vậy, GV cần rèn cho HS cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên, liên tục từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, viết bài, ngay cả trong tiết trả bài nữa. g/Luyện tập sử dụng các biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật trong viết văn miêu tả. - GV cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu HS đặt câu đúng, sau đó yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, từ láy hay những từ biểu lộ tình cảm. - GV có thể đọc cho HS nghe và cho các em ghi c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_van_mieu_t.doc