Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán và Tiếng Việt buổi 2/ngày
Như chúng ta đã biết, chương trình học 2 buổi/ngày là chương trình mở, điều đó cho phép người dạy linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng phù hợp với trình độ, khả năng, sở trường của học sinh và giúp các em phát triển toàn diện. Ở buổi 2, khi dạy tiết tự chọn Toán hoặc Tiếng Việt, giáo viên có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS chậm hoàn thành, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho HS năng khiếu. Ngoài ra, ở buổi 2 tiết tự chọn, GV có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Lâu nay, trong dạy học GV đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá,… cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song hầu như GV đã giành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều GV quan tâm, không ít GV xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, nhiều GV xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS. Bên cạnh một số tiết tự chọn buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết tự chọn ở buổi 2 GV giao cho HS một số bài tập đồng loạt HS giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu HS cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì GV ít chú ý đến nên phần nào chất lượng tiết tự chọn buổi 2 hiệu quả chưa cao. Chính vì lẽ đó Tổ chuyên môn 4+5 chúng tôi chọn chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng môn Toán và Tiếng Việt buổi 2/ngày”
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán và Tiếng Việt buổi 2/ngày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán và Tiếng Việt buổi 2/ngày

á, cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song hầu như GV đã giành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều GV quan tâm, không ít GV xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, nhiều GV xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS. Bên cạnh một số tiết tự chọn buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết tự chọn ở buổi 2 GV giao cho HS một số bài tập đồng loạt HS giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu HS cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì GV ít chú ý đến nên phần nào chất lượng tiết tự chọn buổi 2 hiệu quả chưa cao. Chính vì lẽ đó Tổ chuyên môn 4+5 chúng tôi chọn chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng môn Toán và Tiếng Việt buổi 2/ngày” B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG Trong thực tế dạy học, có lúc GV còn ngại ...n sẵn cho từng tiết cho giáo viên tham khảo nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công. Trong khi đó, cường độ lao động của giáo viên Tiểu học cao, thời gian hạn chế. Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế. - Có giáo viên không dạy buổi 1 ở lớp đó nên học sinh nào nắm kiến thức kỹ năng nào ở mức độ nào, buổi 2 cần rèn cho em đó đến đâu là chưa thực sự sát bằng giáo viên chủ nhiệm. 2.Về học sinh: - Lớp nào cũng có đủ các loại đối tượng HS nên khi thiết kế bài dạy, lên lớp gặp nhiều khó khăn. - Còn một bộ phận HS chậm hoàn thành, gia đình không quan tâm. Những học sinh này rất ngại học, chóng chán, ỷ lại, nhiều em làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí lớp học. C. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BUỔI 2 * GIẢI PHÁP 1: Nâng cao nhận thức giáo viên - Mỗi giáo viên phải nắm bắt, hiểu thấu đáo nội dung và tinh thần chỉ đạo của ngành về vấn đề tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học về lựa chọn nội dung để phù hợp đối tượng và đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lớp, ý thực được trách nhiệm của mình khi thực hiện sự chỉ đạo đó. - Giáo viên phải hiểu về mục tiêu, nguyên tắc của dạy học buổi 2 để từ đó định hướng cho những thiết kế bài dạy phù hợp. - Hiện nay, GV phải quan niệm SGK, phân phối chương trình có thể sử dụng một cách linh hoạt nên khoảng sáng tạo hợp lý của GV rất lớn. - GV phải ý thức được rằng HS Tiểu học tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển, song do chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu không chọn lọc. Bởi vậy: GV Tiểu học giữ vai trò quyết định đến sự phát triển đúng hướng của các em, là nhân tố quyết định đối với chất lượng GD của mỗi lớp tiểu học, của từng HS tiểu học. Hiểu điều đó để GV định hướng cho mình trong công tác chuẩn bị. * GIẢI PHÁP 2: Dạy đến từng đối tượng HS, dạy theo nhu cầu người học một cách hợp lý - Khi mọi đối ...uyện kĩ năng làm bài. * Đối với học sinh khá, giỏi: Ngoài những mục tiêu như học sinh trung bình còn yêu cầu cao hơn đó là: Vận dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 để Làm những bài về chia có dư. II. Chuẩn bị: - Học sinh: Bảng con, phấn, giẻ lau - Giáo viên: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ( 5 – 7 phút) - Đại diện Ban học tập đưa câu hỏi và gọi bạn trả lời: + Những số chia hết cho 2 là những số nào? Lấy ví dụ. + Những số chia hết cho 5 là những số nào? Lấy ví dụ. + Bạn có nhận xét gì về số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5. - HS nx - Giáo viên chốt lại kiến thức ôn. 2. Hoạt động 2: Luyện kỹ năng và phát triển tư duy Chia lớp thành các nhóm đối tượng: Học sinh yếu, trung bình, khá giỏi. * Đối với học sinh yếu: Củng cố lại kiến thức cơ bản của tiết chính khóa. Bài 1: Cho các số sau: 125; 678; 645; 1254; 1780; 1426; 575; 2170 a) Những số nào chia hết cho 2? b) Những số nào chia hết cho 5? c) Những số nào vừa chia hết cho cả 2 và 5? + Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn ( Một bạn nêu câu hỏi, một bạn trả lời). + Cho học sinh chia sẻ để khắc sâu cách nhận biết về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. * Đối với học sinh trung bình: Luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập. Ngoài bài tập của học sinh yếu thì làm thêm bài tập sau: Bài 2: Với bốn chữ số 2; 4; 5; 0 hãy viết tất cả các số có 4 chữ số vừa chia hết cho 2 và 5. + Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh hoàn thành bài tập thì chuyển sang hình thức thi đua xem ai viết nhanh và đúng nhất. + Chốt kiến thức. + Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính củng cố kiến thức giáo viên nên gọi những học sinh trung bình và học sinh yếu trình bày. * Đối với học sinh khá, giỏi: Ngoài việc luyện kĩ năng thì giúp học sinh phát triển năng lực tư duy. Vì vậy ngoài các bài tập như học sinh trung bình thì giáo viên đưa thêm bài tập sau: Bài 3: Tìm số lớn nhất có 2 chữ số mà khi chia cho 2 và 5 đều dư 1. +
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_toan_va_tieng.doc