Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 11

Phân tích 4 câu thơ đề từ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu.

Bài làm:

Xuân Diệu là một thi sĩ vốn đa tình với thiên nhiên, với cuộc sống. Dưới cái nhìn của ông, thiên nhiên và cuộc sống thật tươi đẹp, thật đáng yêu. Vì thế, ông luôn có khát vọng níu giữ, chiếm lấy thiên nhiên, mọi vật. Trong 4 câu đề từ của bài “Vội vàng”, ông viết:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Xuân Diệu bộc lộ trực tiếp khát vọng của mình không cần giấu giếm: “Tôi muốn… Tôi muốn…” Và khát vọng này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ. Khát vọng của thi sĩ thật mãnh liệt, to lớn: “Tắt nắng đi”, “buộc gió lại”. Đây là hành động muốn thay thế tạo hóa để xoay chuyển càn khôn. Điều đó là ảo tưởng nhưng nó nói lên một sự thật: nhà thơ đang yêu vô cùng thiên nhiên và chỉ muốn níu giữ, chiếm hữu nó cho riêng mình, để mà ôm ấp, nâng niu, trân trọng. Thiên nhiên đối với Xuân Diệu vô cùng hấp dẫn, đáng yêu, vì vậy ông khao khát được hưởng thụ trọn vẹn, đầy đủ. Ông luôn sợ nắng làm phai nhạt màu sắc, sợ gió thổi mất mùi hương thơm tho của cuộc sống. Vì thế, ông “muốn tắt nắng”, “buộc gió” để giữ thiên nhiên lại mãi bên mình. 

Với bút pháp điệp từ ngữ, kết hợp với lặp cấu trúc cú pháp, Xuân Diệu đã thể hiện niềm khao khát lớn lao của mình. Ông đã làm cho người đọc nhớ mãi một Xuân Diệu dạt dào, sôi nổi, tâm hồn lúc nào cũng rộng mở chào đón mọi vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên đất trời… 

(Tự biên)

doc 19 trang Bảo Đạt 23/12/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 11

Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 11
đủ. Ông luôn sợ nắng làm phai nhạt màu sắc, sợ gió thổi mất mùi hương thơm tho của cuộc sống. Vì thế, ông “muốn tắt nắng”, “buộc gió” để giữ thiên nhiên lại mãi bên mình. 
Với bút pháp điệp từ ngữ, kết hợp với lặp cấu trúc cú pháp, Xuân Diệu đã thể hiện niềm khao khát lớn lao của mình. Ông đã làm cho người đọc nhớ mãi một Xuân Diệu dạt dào, sôi nổi, tâm hồn lúc nào cũng rộng mở chào đón mọi vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên đất trời 
(Tự biên)
Phân tích đoạn thơ đầu trong bài “Tràng giang” của Huy Cận.
Bài làm:
Muôn thuở đời này, thiên nhiên vẫn là người bạn tri âm tri kỉ của hồn mộng thi sĩ. Thiên nhiên gắn bó, đồng cảm và sẻ chia với thi nhân mọi cảm xúc, nỗi lòng. Hoa lá cỏ cây say mê rạo rực cùng tâm hồn sôi nổi, “vội vàng” của Xuân Diệu; trăng và đêm chao đảo điên cuồng cùng nỗi đau Hàn Mặc Tử và ở đây, người đọc bắt gặp sông trời mây nước âu sầu ảo não cùng nỗi buồn “vạn kỉ” của Huy Cận trong bài “Tràng giang” – một bài thơ nổi tiếng của ông. Thiên nhiên trong “Tràng gia...t hình ảnh khiến người đọc chạnh lòng:
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Huy Cận đã công phu chọn lựa để lần đầu tiên đưa vào thi ca Việt Nam hình ảnh một cành củi khô bé mọn, tầm thường với tất cả niềm rung cảm. Dập dềnh giữa dòng nước, cành củi khô gợi cái lênh đênh tội nghiệp của kiếp người. Chẳng những vậy, nó lại trôi nổi “lạc mấy dòng” chứ không phải chỉ lạc giữa dòng. Điều đó càng gợi nên cái bơ vơ bé nhỏ, đơn côi không định hướng. Sự tương phản giữa cái mênh mông của sóng nước với cái đơn chiếc tầm thường của cành củi tự nó gieo vào lòng người đọc một nỗi cô đơn thấm thía. Nỗi buồn tủi về kiếp người lênh đênh, vô định, không biết đi đâu về đâu trong cái xã hội thời kì 1930 – 1945 lúc ấy.
Có thể nói, thiên nhiên trong đoạn thơ là một bức tranh đẹp mà buồn. Tuy nhiên, nó thể hiện được tài năng và sự tinh tế của Huy Cận. Với lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên sẵn có, thi nhân đã vẽ nên bức họa xinh xắn, hữu tình. Có điều, thiên nhiên còn mang nặng tâm trạng buồn bã u hoài của tác giả nên có chút gì đơn chiếc, tiếc thương. Đó cũng là tâm trạng yêu nước thiết tha, khắc khoải của thế hệ thanh niên Việt Nam đương thời nói chung. Bởi suy cho cùng, trong thời đại ấy, có con người Việt Nam chân chính nào mà không buồn không đau cho được?
Đoạn thơ mang vẻ đẹp cổ điển, có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Đoạn thơ sử dụng nhiều từ láy cùng với thi liệu truyền thống, tạo nên dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã mà khái quát. Xuyên suốt bài thơ “Tràng giang” là một nỗi buồn triền miên, vô tận, mà ở đoạn thơ trên là khúc dạo đầu đầy ấn tượng. Cùng với bài thơ, nỗi buồn trong đoạn thơ phản ánh tâm hồn của dân tộc ở thời kì đắng cay chưa có lối thoát. Do đó, nó là cái buồn đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín, chưa khô héo, lạnh nhạt, thờ ơ trước cuộc đời. Xuân Diệu đã nói thật chí lí: “Nỗi buồn sầu trong thơ Huy Cận là sự xanh xao của một con người giàu sức lực”. 
(Sưu tầm, tổng hợp)
Phân tích đoạn thơ cuối trong bài “Tràng giang” của Hu... nhưng phải đến cuối bài, nỗi lòng nhà thơ, độc giả mới tỏ tường. Cái “dợn dợn” mang đến cho người ta cảm giác “gai gai” trong người. Cái dợn sóng, dợn lòng cứ tăng lên mãi theo những con sóng. “Lòng quê” có sẵn trong tâm hồn giờ đây có cơ hội để phơi trải. Ấy là gì? Ấy là thi nhân sầu nỗi “nhớ nhà”. Không có khói sóng lan tỏa trên sông như “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai), Huy Cận vẫn nhớ quê, nhớ nhà. Điều đó cho thấy nỗi buồn của nhà thơ là xuất phát tự trong lòng, chứ không phải chỉ do tác động của cảnh vật. Vì vậy, thiên nhiên trong đoạn thơ cũng nghiêng nghiêng âm thầm theo nỗi lòng tác giả. 
Đoạn thơ mang vẻ đẹp cổ điển, có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Nhà thơ sử dụng thi liệu truyền thống ở hình ảnh thiên nhiên, sự vật, nhưng mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã và khái quát. Xuyên suốt bài thơ là nỗi buồn triền miên, vô tận trước cái mênh mông, rợn ngợp của thiên nhiên vũ trụ. Đến khổ thơ cuối cùng này, nỗi buồn ấy trở nên cao cả, vì nó là nỗi buồn của một thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc. Bởi vậy, đây là cái buồn đẹp, cái buồn của những thanh niên chưa khô héo, lạnh nhạt, thờ ơ, phó mặc trước cuộc đời. Hơn nữa, nó đã trở thành nỗi nhớ khôn nguôi, khôn tả, nỗi nhớ chẳng cần có chút “yên ba” cũng trào lên dào dạt
Xuân Diệu đã có lí khi cho rằng “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước”. Phải, bởi nó mang được cái hồn của quê hương xứ sở, cái hồn của một thời đại. Đoạn thơ cuối cùng của bài thơ trên đây đã khiến người đọc vỡ ra trong lòng mình một lẽ sống, lẽ yêu đời, một tình yêu quê hương xứ sở. Từ đó, người đọc cũng cảm thông với những tâm sự của tác giả, thêm quý một tài năng, thêm yêu một tâm hồn “buồn hơn hết thảy” như Huy Cận.
(Sưu tầm, tổng hợp)
Phân tích đoạn thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
Bài làm:
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ tron

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tham_khao_on_tap_ngu_van_lop_11.doc