Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 12

Câu 1: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ là:

-Nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tạo không khí được diễn tả rất sinh động (Đoạn Pá Tra xử kiện hoặc đoạn A Sử hành hạ Mị, không cho đi chơi xuân).

-Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí và phát triển tính cách rất độc đáo. Các đoạn miêu tả tâm lí, tả tâm trạng của Mị đang sống về ngày trước thật thần tình. Mị có hai cuộc sống, một cuộc sống về ngày trước và một cuộc sống hiện tại song song đối lập nhau, tương phản nhau, đã cho thấy sức sống tiềm tàng của Mị.

-Giọng kể của Tô Hoài có nhiều chỗ nhập thân vào dòng tâm tư của nhân vật, làm nổi lên ý nghĩa tâm trạng và cả những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật.

-Tính cách gan góc, bộc trực của A Phủ lại được thể hiện qua nhiều hành động và những lời đối thoại ngắn gọn, giản đơn.

-Cách kể chuyện của Tô Hoài có thứ tự, lớp lang: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong và ngòi bút của ông luôn chạm đến đến nỗi niềm sâu kín của nhân vật. Lời kể hòa với diễn tả tâm lí làm cho tâm tình của nhân vật như hiện lên trên trang giấy. Tác giả cũng khéo léo vận dụng các hình ảnh con trâu, con ngựa, con rùa nuôi trong xó cửa… làm cho người đọc hình dung ngay được số phận của nhân vật.

-Tô Hoài có một vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính sáng tạo. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

-Lời văn uyển chuyển, khi mạnh mẽ, khi mềm mại, rất gợi cảm.

Câu 2: A Phủ và A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài có những hành động gì đáng chú ý? Nhận xét về hành động của hai nhân vật đó.

-A Phủ có 3 hành động đáng chú ý:

 +Lê cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù; cúi sờ đồng bạc trên tráp… Thế là A Phủ nhận việc mang nợ nhà thống lí Pá Tra.

 +Đứng lên, cầm con dao, chân đau bước tập tễnh, cùng với mấy trai làng, ra chọc tiết làm thịt lợn hầu làng.

 +Lẳng lặng ra vác cái cọc gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Phủ đóng cái cọc gỗ xuống bên cột… Và, A Phủ bị thống lí Pá Tra cột chân vào cây cọc ấy

-A Sử cũng có 3 hành động đáng chú ý:

 +Thấy Mị định đi chơi xuân, sau câu hỏi: Mày muốn đi chơi à?, liền lấy thắt lưng trói hai tay Mị… trói đứng Mị vào cột nhà.

 +A Sử bị thương, Mị lấy lá về chữa vết thương cho hắn. Mị mệt quá, gục thiếp đi, A Sử liền đạp chân vào mặt Mị.

 +Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử liền đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.

-Nhận xét về hành động của 2 nhân vật: 

Những hành động của A Phủ và A Sử là những hành động chỉ có thể xảy ra trong xã hội cũ. A Phủ là một chàng trai có lòng tự trọng, khỏe mạnh nhưng sống giữa vòng dây của sự đè nén, của tập tục lạc hậu đã phải tự tay đi mổ heo (tức là phải nhận tội, chịu thân phận đi ở suốt đời cho nhà thống lí), A Phủ còn phải tự tay lấy cọc, lấy dây để bọn cường quyền độc ác trói mình vào cọc. Khác với sự cam chịu của A Phủ, A Sử là hiện thân của sự độc ác, mất nhân tính. Với A Sử, Mị chỉ là nơi để nó trút giận, đánh đập tàn nhẫn. Những hành động của A Sử đối với Mị, hay của A Phủ đối với bản thân mình, đã cho thấy sự áp bức, đè nén, áp chế con người trong xã hội cũ.

doc 109 trang Bảo Đạt 23/12/2023 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 12

Tài liệu tham khảo ôn tập Ngữ văn Lớp 12
goài vào trong và ngòi bút của ông luôn chạm đến đến nỗi niềm sâu kín của nhân vật. Lời kể hòa với diễn tả tâm lí làm cho tâm tình của nhân vật như hiện lên trên trang giấy. Tác giả cũng khéo léo vận dụng các hình ảnh con trâu, con ngựa, con rùa nuôi trong xó cửa làm cho người đọc hình dung ngay được số phận của nhân vật.
-Tô Hoài có một vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính sáng tạo. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
-Lời văn uyển chuyển, khi mạnh mẽ, khi mềm mại, rất gợi cảm.
Câu 2: A Phủ và A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài có những hành động gì đáng chú ý? Nhận xét về hành động của hai nhân vật đó.
-A Phủ có 3 hành động đáng chú ý:
 +Lê cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù; cúi sờ đồng bạc trên tráp Thế là A Phủ nhận việc mang nợ nhà thống lí Pá Tra.
 +Đứng lên, cầm con dao, chân đau bước tập tễnh, cùng với mấy trai làng, ra chọc tiết làm thịt lợn hầu làng.
 +Lẳng lặng ra vác cái cọc gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác...ất đáng chú ý, đó là chi tiết nào? Vì sao?
Đó là chi tiết giọt nước mắt của A Phủ. Giọt nước mắt lấp lánh kia chính là giọt nước mắt cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đưa Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ: Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. A Phủ, đúng hơn là giọt nưóc mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ mình, xót cho mình.
Và phải biết nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng, cũng đang khổ nỗi khổ của con người, mới có thể thấy có con người nào đó ở quanh mình cũng khổ giống như mình. Sự thương người không thể sinh ra khi sự thương mình còn chưa có. Đúng là từ lúc biết thương mình, Mị mới dần có tình thương đối với A Phủ, một người cùng cảnh ngộ. 
Nhưng sự thương người, một khi đã xuất hiện thì cũng sẽ mãi lớn lên và đi đến chỗ lớn hơn cả sự thương mình. Đấy cũng là quy luật tất yếu của những tình cảm chân chính, nó sẽ sinh ra cái hạnh phúc được hi sinh. Ở đây cũng thế. Chuyển ý từ mình sang A Phủ, Mị dần dần phảng phất nghĩ: Ta là thân đàn bà chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi nhưng còn người kia việc gì phải chết thế. Và hai tiếng A Phủ lần đầu tiên rung động trong lòng Mị, nhè nhẹ, nghe như hơi thở của tình thương Song phải chờ đến khi Mị nghĩ: giá như có phải trói vào cọc thay cho A Phủ - giá như A Phủ đã trốn đi – thì làm sao Mị cũng không thấy sợ, phải đến lúc, phải đến lúc đó, Tô Hoài mới thực sự có cơ sở để Mị cầm dao cắt nút dây mây.
Như vậy, giọt nước mắt của A Phủ đã giúp Mị biết yêu thương, biết căm giận trước cái ác và quan trọng hơn Mị đã nhận thấy rằng cuộc đời không thể mãi chỉ làm con rùa nơi xó cửa.
II. ĐỀ BÀI LÀM VĂN 
Đề 1: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
a)Mở bài:
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài, giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Cuốn sách đó gồm có 3 truyện ngắn: Vợ chồng Phủ, Cứu đất cứu mường và Mư...ng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Mị hiện lên không ở phía chân dung mà ở phía thân phận, một thân phận quá nghiệt ngã: người ngồi lẫn với đá, với chuồng ngựa, mặt cắm xuống không sao ngẩng lên được. Mị lặng lẽ như con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào công việc nặng nhọc: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì đi gặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp Bao giờ cũng thế, suốt năm năm trời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc nghỉ, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm, cả ngày. Thêm vào sự đày đọa về thể xác ấy, còn là sự đày đọa về tinh thần. Mị bị ràng buộc trong một ý nghĩ: Bố con Pá Tra đã trình ma mình là người nhà nó rồi, thì chỉ còn biết ở cho đến lúc chết rũ xác ở đây thôi! Mê tín, thần quyền đã hỗ trợ đắc lực cho giai cấp thống trị, nó là một thứ thuốc phiện của tinh thần đối với dân bị áp bức nơi đây.
Trong đoạn kể về cuộc đời làm dâu của Mị, Tô Hoài đã không chỉ dừng ở chỗ tố cáo những áp bức bóc lột của bọn thống lí, quan lang mà còn nói lên một sự thật chua xót về những con người đã biến mình thành trâu ngựa. Bị áp bức và nhẫn nhục chịu đựng kéo dài, Mị đã bị tê liệt cả tinh thần phản kháng. Mị nghĩ: mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi cái tàu ngựa từ nhà này đến nhà khác, con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Chính vì suy nghĩ như vậy, nên Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, Mị sống như một cái bóng, sống mà như đã chết, Mị phó mặc cuộc sống của mình cho định mệnh, không nghĩ gì về thân phận của mình nữa, thậm chí cũng không có ý thức về thời gian sống nữa. Cô không còn nhớ mình về làm dâu nhà thống lí Pá Tra bao nhiêu năm. Và ngồi trong căn buồng có cái cửa sổ lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Với Mị, sự chuyển đổi của thời khắc sớm tối hay năm tháng đi qua cũng không có ý nghĩa gì, kh

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tham_khao_on_tap_ngu_van_lop_12.doc