Giáo án môn Toán Hình học 7 - Chương III, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.
Trong hình 53, đoạn thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC. Ta còn nói AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A (của tam giác ABC).
Đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC.
Mỗi tam giác có ba đường cao
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học 7 - Chương III, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Hình học 7 - Chương III, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
L7_Ch3_h54c.ggb Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình. Cụ thể (xem các hình 54a, b, c) : Ba đường cao AI, BK, CL cùng đi qua (đồng quy tại) điểm H. Điểm H gọi là trực tâm của tam giác ABC. 3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân Từ các điều đã biết trong bài 6 và bài 8, ta có tính chất sau : Tính chất của tam giác cân Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó (h.55). Hình 55 Tải trực tiếp tệp hình học động:L7_Ch3_h55.ggb Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình. Ngược lại với tính chất trên, ta có: Nhận xét : Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường (đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân. Thật vậy, bài tập 42 cho thấy : “Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là
File đính kèm:
- giao_an_mon_toan_hinh_hoc_7_chuong_iii_bai_9_tinh_chat_ba_du.doc