Module TH36 Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm

MỤC TIÊU 
Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu: 
- Trình bày được khái niệm, phân loại các THSP trong công tác giáo dục học sinh của người 
giáo viên chủ nhiệm. 
- Xác định được qui trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục học sinh của người 
giáo viên chủ nhiệm. 
- Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo dục học sinh của 
người giáo viên chủ nhiệm.
pdf 29 trang anhnt 03/04/2023 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Module TH36 Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Module TH36 Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm

Module TH36 Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
ố tình 
huống thực tế trong cống tác giáo dục học sinh để HV có thể phân tích các tình huống và vận 
dụng chúng vào công tác giáo dục học sinh. 
 TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Nguyễn Ngọc Bảo, "Tình huống sư phạm: Nhân tố ảnh hưởng, cách giải quyết, Tạp chí 
ĐH&THCN, 99 (7), tr 7-9. (1999), 
2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn biên soạn tài liệu phục vụ nội dun bồi dưỡng phát triển 
năng lực nghề nghiệp giáo viên. Năm 2011 
3) Nguyễn Đình Chỉnh. Bài tập tình huống Quản lý Giáo dục. NXB Giáo dục.Năm 1995 
4) Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB 
Khoa học và kỹ thuậ,1992 
2
5) Phó Đức Hòa, Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học. NXB ĐHSPHà Nội. 
Năm 
6) Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2002), 
7) I. Ia. Lecne, Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. (1977), 
8) Lưu Xuân Mới. Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2000), 
9) Bùi Thị Mùi, Tình hu... thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ 
chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện 
hành động. [14] 
Như vậy là, khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, 
đặt ra yêu cầu phải sử lý, giải quyết một cách cụ thể. Trong cuộc sống, con người thường đặt vấn đề: 
Có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tình huống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự 
kiện đột biến trong quá trình vận động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào 
đó không bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn. 
2. Tình huống có vấn đề 
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về tình huống có vấn đề vì vậy “tình huống có vấn 
đề là gì” cũng được tìm hiểu và lý giải nhiều cách khác nhau 
Theo C.L Rubinstein nhấn mạnh rằng tư duy chỉ bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề. 
Nói cách khác là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. "Tình huống có vấn đề" luôn luôn 
chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ....và 
do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là những tri thức mới hoặc 
phương thức hành động mới với chủ thể. 
 - M.A.Machuski coi "tình huống có vấn đề" là một dạng đặc biệt của sự tác động qua lại giữa 
chủ thể và khách thể, được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết 
một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa hề 
biết trước đó. 
5
- Macmutov. M.I.: "Tình huống có vấn đề là trở ngại về mặt trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh 
ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích 
bằng cách thức hoạt động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay 
hành động mới" [7, tr 212]. 
- Theo A.V Petro...tính hết được 
những sự kiện không bình thường, những “cái ngẫu nhiên” trong quá trình phát triển - những sự kiện 
không bình thường đó là tình huống. 
6
Từ khái niệm tình huống, từ đặc điểm của hoạt động quản lý của người GVCN , có thể thống nhất 
quan niệm: 
Tình huống trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những sự 
kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của 
người giáo viên chủ nhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích 
hợp. 
Điều này cũng được thể hiện qua quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo (1999) cho rằng: 
"THSP là tình huống mà trong đó xuất hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà giáo dục và 
người được giáo dục. Để giải quyết tình huống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, 
phát hiện đúng tình hình, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu tình hình đó nhằm hình thành và 
phát triển nhân cách người được giáo dục và xây dựng tập thể người được giáo dục đó vững mạnh" [1, 
tr 7]. 
Giải quyết THSP thực chất là giải quyết vấn đề của công tác giáo dục học sinh trong tình huống. 
THSP chỉ được giải quyết khi vấn đề của công tác giáo dục học sinh - tức vấn đề sư phạm trong tình 
huống được chủ thể phát hiện, chấp nhận và giải quyết trong những điều kiện nhất định. 
Xem xét mối quan hệ giữa tình huống có vấn đề và THSP cho thấy, một khi nhà giáo dục bị đặt 
vào một tình huống có vấn đề diễn ra trong công tác giáo dục học sinh, để giải quyết tình huống có vấn 
đề đó, nhà giáo dục phải tiến hành một quá trình tư duy sư phạm trên cơ sở những kinh nghiệm giáo 
dục HS sẵn có của mình, thì lúc đó nhà giáo dục đã đứng trước một THSP. 
NHIỆM VỤ 
Làm việc nhóm 
Trao đổi trong nhóm giải quyết nhiệm vụ sau 
PHÂN LOẠI TÌNH HUÓNG 
 HĐ 
2 
1. Lập một sơ đồ (có thể bằng Grap hoặc bằng bản đồ tư duy) 
minh họa cho các cách phân loại tình huống 
2. Tại sao người ta nói sự phân loại tình huống chỉ mang ý 
nghĩa tư

File đính kèm:

  • pdfmodule_th36_ky_nang_giai_quyet_cac_tinh_huong_su_pham_trong.pdf