Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2018-2019

- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:

Ví dụ 1: Đề khối D 2010: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo

Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếngchim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêmgặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữvăn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùaxuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữvăn 12)

- So sánh hai đoạn thơ

Ví dụ 1: Đề khối C 2008 (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

                          Tôi muốn tắt nắng đi

                         Cho màu đừng nhạt mất;

                          Tôi muốn buộc gió lại

                          Cho hương đừng bay đi

(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)                              

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người

                          Để tình trang trảivới trăm nơi

                          Để hồn tôi với baohồn khổ

                          Gần gũi nhau thêmmạnh khối đời.

                                        (Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập2, NXB Giáo dục 2011)

doc 5 trang Bảo Đạt 25/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2018-2019

Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2018-2019
           Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)                              
                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người
                          Để tình trang trảivới trăm nơi
                          Để hồn tôi với baohồn khổ
                          Gần gũi nhau thêmmạnh khối đời.
                                        (Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập2, NXB Giáo dục 2011)
-  So sánh hai đoạn văn                                                                   
Ví dụ 1: Đề khối C 2010 (khắc họa vẻ đẹphai dòng sông) trong hai bài kí: Ngườilái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Aiđã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ví dụ 2: Cảm nhận về hai đoạn văn sau: “Ngàytết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say,Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đangsống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” (... về vấnđề với cảm nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhau, trình độ khác nhau. Vấn đề quantrọng quyết định đánh giá chất lượng bài thi văn lại chính là kỹ năng phântích, so sánh, bình luận làm rõ vấn đề của học sinh.
2.  Các cách làm bài  dạng đề so sánh văn học
- Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyếtvấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật ....  phương pháp làm  bài văn dạng này thông thường có hai cách:
Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai vănbản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Song song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau  rồi  lầnlượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.     
* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bàiphổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dụcvà đào tạo  định hướng trong đáp án đềthi đại học - cao đẳng. Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng sosánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống vàkhác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bàiviết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phầnnhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắckiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cáchtùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước nàyvận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước nàyvận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phântích)
- So sánh:  
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện nhưchủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhi...ng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vậndụng đầy đủ các ý của phần thân bài,cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụngý của người viết.
Đề bài: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32).
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Hướng dẫn cách làm:
Mở bài:
- Giới thiệu Nam Cao , truyện Chí Phèo và đoạn kết truyện.
- Giới thiệu Kim Lân, Vợ nhặt và đoạn kết truyện
Mở bài tham khảo nhé:
Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam  thường khai thác một khía cạnh phổ biến đó là tình cảnh bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám .Trong số những trang văn cảm động về người nông dân phải kể đến hai truyện ngắn nổi bật : Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân .Mỗi truyện đều có một cách kết thúc riêng  ,song mỗi cách kết thúc đều mang những giá trị riêng. Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại quaTruyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
Thân bài:
Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, kh

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_mon_ngu_van_khoi_thpt_nam_hoc_2018_2019.doc