Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp THPT
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Đặc biệt là dạy học tích hợp kĩ năng sống trong môn Lịch sử là hình thức giáo dục cho các em cách sống, cách giải quyết vấn đề, cách giao tiếp, tự tin, tư duy trong cuộc sống đã được đúc kết qua môn học từ những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử các em tự rút ra bài học cho riêng mình. Từ đó rèn luyện kĩ năng sống, lòng biết ơn, trân trọng bảo vệ di sản văn hóa địa phương… biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng chính là nhằm để giúp các em làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp THPT

i quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng chính là nhằm để giúp các em làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. PHẦN II. NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. 1- Giáo dục KNS cho học sinh phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Đối với học sinh THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. Chúng ta cần phải giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp...nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt. Giáo viên phải là điểm tựa cho học sinh về tinh thần để các em chia sẻ khi gặp khó khăn tránh gây áp lực cho học sinh. Thực tế, còn có những giáo viên trong chúng ta còn tạo áp lực cho học sinh bằng nhiều cách. II- Những nội dung tích hợp về GDKNS đối với học sinh THPT. 1. Giáo dục kỹ năng tự nhận thức: Rèn khả năng các em tự nhìn nhận và đánh giá về bản thân, hiểu về bản thân, đánh giá đúng tiềm năng, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó hạn chế sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp. Giúp các em biết đặt mình vào vị trí người khác, từ đó soi lại chính mình, nhận thức hơn về mình. 2.Giáo dục kỹ năng xác định giá trị: Biết được những gì cho là quan trọng, ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống (có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, thành kiến đối với một điều gì đó). Giáo dục học sinh biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ; biết xin lỗi khi được chỉ ra lỗi làm của mình. Luôn tôn trọng những gì mình có, song sẵn sàng cởi mở, lắng nghe ý kiến người khác để hoàn thiện mình, khắc phục những điểm yếu. 3. Giáo dục kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Đứng trước 1 vấn đề cần giải quyết, các em phải biết xác định nguyên nhân, các phương án giải quyết tối ưu nhất để đạt hiệu quả cao nhất. 4. Giáo dục kỹ năng kiên định: Giúp các em nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định giúp con người tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh qua ca dao, tục ngữ: Ai ơi, giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. Dù ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 5. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Giáo dục học sinh biết kỹ năng nghỉ ngơi thư giãn khi gặp những căng thẳng. Chơi một trò chơi thích hợp hoặc chuyển sang một công việc khác nhẹ nhàng hơn. 6...ĩnh vực: Văn học (Sử dụng kiến thức văn học bài Iliat và Ô đi xê, các vở kịch của Ê sin...); lĩnh vực nghệ thuật (miêu tả về đền Pác tê nông và đấu trường Rô Ma...). Từ bài học không chỉ rút kỉ năng nhận thức, kỉ năng quan sát, qua đó còn rút ra bài học về cách trân trọng và bảo vệ các di tích lịch sử, đồng thời cũng rèn luyên kĩ năng khám phá, tư duy, cách tìm hiểu các môn học liên quan theo chủ đề. 2. Trong chương trình lớp 11 Ví dụ: Ở bài 6 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918 ) và bài 17 chiến tranh thế giới lần hai (1939-1945), khi dạy đến hai bài nay cần lưu ý không chỉ truyền đạt về kiến thức, mà cần truyền đạt thêm cho các em về vấn đề môi trường khi chiến tranh kết thúc nó không chỉ lấy đi sinh mạng của con người, mà làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần hai. Từ đó đúc kết cho các em thấy được giá trị của hòa bình, cách giải quyết mâu thuẫn qua đó rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng tự tin, giao tiếp, đàm phán, quyết định ..trong cuộc sống hiện tại tránh việc mâu thuẫn dẫn đến xung đột, tu dưỡng đạo đức Ở bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), ở bài nay khi nói đến buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1918), Bác đã ra đi với hai bàn tay trắng cùng với một quyết tâm lớn đó là tìm đường cứu nước, vượt qua bao khó khăn để có thể hoàn thành quyết tâm đó. Từ đó, rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng tự nhận thức. 3. Trong chương trình lớp 12 Ví dụ: Ở bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), giáo viên có thể kết hợp liên môn địa lí, lịch sử, văn học: Chỉ rõ trên bản đồ cho học sinh thấy được vị trí địa lí của Điện Biên Phủ, từ đó học sinh hình dung và thấy được những điểm yếu của Điện Biên Phủ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những quyết định sáng suốt đem lại thắng lợi lịch sử cho dân tộc. Hoặc liên môn văn học: Miêu tả về những khó khăn gian khổ của quân dân ta trong chiến d
File đính kèm:
giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_cap_thpt.docx