Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.Là người trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn ở trường phổ thông, tôi nhận thấy năng khiếu và tri thức văn chương của học sinh phải được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén về tố chất của mỗi cá nhân học sinh. Người thầy phải là người chăm bồi, nâng niu để tố chất ấy được phát triển. Bởi vì theo quan niệm chung của một số nước phát triển “Học sinh giỏi là những học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết/ khoa học; những người cần một sự giáo dục đặc biệt hoặc sự phục vụ đặt biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của họ.”

        Với một đối tượng học sinh như trên, rõ ràng cần có một nội dung và phương pháp dạy học tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn ở đối tượng ấy. Đới với học sinh giỏi muốn có được năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản cần trang bị cả kiến thức, kĩ năng văn học-văn hóa và phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều.Trang bị kiến thức về tác phẩm bao gồm :học, đọc trong và ngoài chương trình, kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn hóa tổng hợp. Về năng lực tạo lập văn bản cần hướng cho học sinh biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống. Học sinh phải  biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ, tình cảm, những hiểu biết của mình về văn học và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc và có sức thuyết phục, từ diễn đạt đúng vươn tới diễn đạt hay. 

         Để có năng lực tạo lập văn bản tốt, yếu tố quyết định là siêng năng rèn luyện, làm nhiều, viết nhiều.Không thể viết được bài văn hay nếu chỉ ngồi mà học thuộc hoặc ngồi nghe, ngồi đọc về lí thuyết, dẫu đó là lí thuyết viết bài văn hay.

    Vì thấy được tầm quan trọng đó nên ở bài viết này, tôi xin trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Đây cũng là kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi( mười năm qua )của bản thân xin được trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp.Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Võ Văn Kiệt.

docx 13 trang Bảo Đạt 25/12/2023 462
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn
hục vụ đặt biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của họ.”
 Với một đối tượng học sinh như trên, rõ ràng cần có một nội dung và phương pháp dạy học tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn ở đối tượng ấy. Đới với học sinh giỏi muốn có được năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản cần trang bị cả kiến thức, kĩ năng văn học-văn hóa và phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều.Trang bị kiến thức về tác phẩm bao gồm :học, đọc trong và ngoài chương trình, kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn hóa tổng hợp. Về năng lực tạo lập văn bản cần hướng cho học sinh biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống. Học sinh phải biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ, tình cảm, những hiểu biết của mình về văn học và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc và có sức thuyết phục, từ diễn đạt đúng vươn tới diễn đạt hay. 
 Để có năng lực tạo lập văn bản tốt, yếu tố quyết định là siêng năng rèn luyện, làm nhiều, viết nhiều.Không thể viết được bài ...hiếm,lại phải học nhiều môn học nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng còn ít, các em chưa quyết tâm trong quá trình bồi dưỡng.
2.Nguyên nhân
-Ở khâu tuyển chọn:Bản thân giáo viên không trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp trung học cơ sở nên chưa nắm bắt được những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh.
-Chỉ dựa vào bài tuyển sinh lớp 10 hoặc bài viết đầu tiên của các em như một dấu ấn để bắt đầu hành trình tiếp sức năng khiếu của học sinh.
3.Giải pháp:
-Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh ở trung học cơ sở qua điểm tổng kết,điểm thi HSG ở lớp 9,nếu có thể tham khảo thêm ý kiến của giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp trung học cơ sở
-Qua bài viết đầu tiên của học sinh,để biết được cách,cách nghĩ,cách diễn đạt của học sinh để nhận ra chất giọng riêng của từng em.
-Quan tâm đến những bài có sự độc đáo,sửa kĩ,phê kĩ đây là sự khởi đầu để định hướng bồi dưỡng HSG,bổ sung những bài viết tiếp theo.
-Do số tiết của giáo viên ở trường THPT không chuyên còn ít so với số tiết dạy của giáo viên trường chuyên,trong khi đó thì HSG cấp tỉnh cả trường chuyên và không chuyên thi chung đề.Đây là sự bất lợi cho học sịnh.Nên bản thân tôi đã khắc phục bằng cách :Cung cấp kiến thức theo chủ đề,hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh,nếu chuẩn bị chu đáo thì kết quả sẽ tốt.
-Vì thế,trong bài viết này,tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm về rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong khoảng thời gian theo lịch sắp xếp của nhà trường.
3.1.Rèn luyện kĩ năng làm văn:
-Chọn hướng ra đề :Ra đề đúng và hay sẽ kích thích được hứng thú của học sinh,đánh giá được năng lực của học sinh(đề phải có sự kết hợp giữa kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ văn chương).
-Ra nhiều đề gắn với thực tiễn đời sống (NLXH) về tư tưởng, đạo đức, lối sống, vấn đề của xã hội, đất nước, hoặc về học tâp, giải trí, về văn hóa, thiên nhiên, môi trường...
-Ở loại đề NLVH, cần đánh giá năng lực vận dụng của học sinh chứ không đánh giá kĩ năng nhớ và thuộc bài, vận dụng tri thức ngữ...hận định trên.
d, Dạng nghị luận xã hội
- Dạng đề này yêu cầu học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có suy nghĩ, hiểu biết, có kỹ năng vận dụng, có quan niệm riêng về các vấn đề văn học, xã hội, tư tưởng,...
Đề 1: “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao” (John, Mason).
	Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Đề 2: Nhà văn Pháp Đơ- xtan (1776-1817) cho rằng: “Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung”. Bình luận ý kiến trên.
Đề 3: “Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?”
	Đó là câu trả lời của một nhà tâm lí học, khi ông hỏi nhiều người rằng: “Làm thế nào để tâm hòn bớt chai sạn trong thế giới hiện nay”?
 3.2 Hướng dẫn học sinh phân tích đề
- Đây là khâu quan trọng, giáo viên cần đầu tư thời gian đề rèn luyện học sinh phân tích đề. Cần cho học sinh làm quen với các dạng đề thi học sinh giỏi. Học sinh phải xác định được dạng đề, yêu cầu của đề, phạm vi tư liệu. Trong quá trình làm bài, học sinh cần vận dụng linh hoạt nhiều thao tác nghị luận (phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,...) và xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là hỗ trợ, phải xác định hệ thống luận điểm đúng, đủ,...
3.3 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
	- Bước 1: Phải đề xuất được luận điểm sẽ triển khai
	- Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm
	- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm theo thứ tự hợp lí
Ví dụ: 
Đề ra: Trong tác phẩm Tùy viên thi thoại, nhà phê bình Viên Mai quan niệm: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật” (Trích từ Viên Mai bàn về thơ, Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, trang 2008).
Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm này? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua Cảnh ngày hè (Bảo Kính Cảnh Giới; Bài 43) của Nguyễn Trãi.
a. Mở bài
b. Thân bài
* Giải thích: 
-Luận điểm 1:“Thơ là do cái tình sinh ra”: Nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điều khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật. Tình cảm của thơ phải là tình cảm chân thật. Thơ là những rung động và cảm xúc c

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_trao_doi_kinh_nghiem_on_hoc_sinh_gioi.docx