SKKN Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh yếu kém
Căn cứ vào tình hình thực tế những năm học qua học sinh học yếu bộ môn Hóa học mất dần hứng thú đối với bộ môn Hóa học ngày càng nhiều. Bản thân tôi trong nhiều năm qua được phân công giảng dạy lớp 12 và năm nào cũng có
dạy những lớp chủ yếu là đối tượng học sinh yếu kém. Vì thế việc ôn thi tốt nghiệp cho đối tượng học sinh yếu kém càng khó khăn và vất vả hơn. bằng những kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân, tôi xin phép trình bày quan điểm
của mình khi ôn thi tốt nghiệp cho học sinh yếu kém để quí đồng nghiệp tham khảo để có thêm những kinh nghiệm thật bổ ích trong công tác ôn thi tốt nghiệp THPT nói chung và ôn thi tốt nghiệp cho đối tượng học sinh yếu kém nói riêng.
Tổng quan về sáng kiến kinh nghiêm: nêu lên nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Hóa học; kinh nghiệm soạn và giảng dạy một tiết ôn thi tốt nghiệp; các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp; phân dạng các đề thi tốt nghiệp 2007 – 2013; bảng tổng hợp kiến thức hóa học 12.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu cách thức cũng như kinh nghiệm để ôn thi tốt nghiệp từ nhiều nguồn tài liệu, tuy nhiên chưa có tài liệu nào viết về nội dung này như vậy vấn đề mà tôi nêu trong đề tài có thể được coi là tính mới và được áp dụng rất thành công ở trường THPT Nguyễn trung Trực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh yếu kém

c hóa học 12. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu cách thức cũng như kinh nghiệm để ôn thi tốt nghiệp từ nhiều nguồn tài liệu, tuy nhiên chưa có tài liệu nào viết về nội dung này như vậy vấn đề mà tôi nêu trong đề tài có thể được coi là tính mới và được áp dụng rất thành công ở trường THPT Nguyễn trung Trực. B. NỘI DUNG I. Phân tích nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa học Đa số học sinh khi học yếu bộ môn Hóa học thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Mất căn bản, hỏng kiến thức nền từ cấp THCS, Nên khi tiếp thu kiến thức mới lại càng khó hiểu hơn, từ đó dẫn đến nhàm chán khi học Hóa học. - Đa số học sinh chưa xác định được mục đích học tập, còn thụ động, ngại hỏi, ngại khó trong học tập. - Phân bố thời gian học tập cho bộ môn Hóa học chưa hợp lí . - Chưa có thói quen tự học tự làm bài tập mà thường dựa vào sách giải bài tập, học thuộc lòng, học vẹt nên hiệu quả thấp. - Tình trạng học sinh nhắc bài cho nhau khi lên bảng, mà theo tô... nhằm tạo sự ham học và hứng thú của học sinh, giảm bớt cái khó, hàn lâm của môn học khô khan. - Khi dạy một tiết bài mới cũng như khi ôn tập một vấn đề tôi cũng rất quan tâm là hệ thống câu hỏi, câu hỏi phải có tính hệ thống, có sự so sánh giữa các nội dung kiến thức đã được học. Nếu hệ thống câu hỏi hợp lý sẽ phát huy tính tích cực của học sinh vã cũng giúp học sinh nhớ bài tốt hơn, đây là vấn đề quan trọng góp phần cho tiết dạy thành công. - Khi xây dựng đề cương ôn tập tôi rất quan tâm việc nghiên cứu đề thi của những năm trước để từ đó soạn những câu hỏi ôn tập phù hợp và vừa sức đối với học sinh yếu kém. Để làm được việc này tôi đã tích lũy tư liệu đề thi từ năm thi trắc nghiệm đầu tiên (2007) đến nay sau đó phân dạng theo từng chuyên đề (có phụ lục đính kèm). Sau khi tổng kết chương tôi cho học sinh làm các bài tập theo từng chuyên đề vừa sức với học sinh yếu kém nếu thấy có tiến bộ thì từng bước nâng dần kiến thức lên, sau đó cho các em làm các bài tập trong các đề thi tổng hợp từ những năm trước thuộc chuyên đề đó. 3 3. Giảng bài trên lớp: Đây là một khâu quyết định sự thành, bại của 1 tiết dạy, khâu này đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm của giáo viên và đặc biệt là năng khiếu sư phạm. Chính điều này, cho nên nhiều giáo viên có kiến thức tốt nhưng hiệu quả tiết dạy lại không cao. Trong phạm vi của đề tài này tôi xin nêu một vài kinh nghiệm ở khâu đứng lớp. - Bằng nghệ thuật của cá nhân giáo viên cần có biện pháp tạo không khí lớp học thoải mái, có chút vui nhộn (trong phạm vi cho phép) để tiết học bớt căng thẳng nhằm giúp học sinh có cảm giác thân thiện và muốn học môn Hóa học nhiều hơn . - Vấn đề điều khiển học sinh tích cực học tập, theo tôi cần quan tâm đến các vấn đề sau : + Khi đặt câu hỏi phải mở đầu bằng một cụm từ tạo sự chú ý cho học sinh như : “ Bây giờ thầy hỏi các em “ , hay “ vấn đề được đặt ra như thế này “ , hay “ Tại sao “. Tránh đặt những câu hỏi quá dài, câu hỏi có nội hàm quá rộng,...ược ôn tập tốt thì làm bài thi được 5 điểm không phải là khó, do đó những vấn đề trọng tâm mà trong đề thường ra tôi thường bắt học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần, em này nêu được rồi thì đến em khác khi nào cả lớp gần như nắm được thì mới sang vấn đề khác, tuy tốn nhiều thời gian mà giải quyết được ít vấn đề còn hơn dạy thật nhiều mà các em lại không nắm được vấn đề gì. - Sử dụng lại câu hỏi từ các đề thi trước đó, một câu hỏi phải được học sinh giải thích rõ ràng, cùng một câu có thể hỏi nhiều em khi nào được mới sang câu khác. - Đề thi tốt nghiệp thường sử dụng những câu hỏi cũ và “ chế biến” lại do đó khi dạy một câu trắc nghiệm lý thuyết cũng như bài tập tôi thường phân tích nhiều tình huống khác nhau mà đề cỏ thể hỏi. - Gần cuối đợt ôn tập cho học sinh làm lại các đề thi tốt nghiệp thêm một lần nữa, lần này là làm toàn bộ một đề trọn vẹn, tuy là đã làm các câu hỏi này trong từng chuyên đề cụ thể nhưng khi làm lại các đề này các em cũng không thể làm được đến 8 điểm. Để đỡ tốn thời gian chấm bài giáo viên cho học sinh tự chấm bài của bạn mình khi thầy đọc đáp án, sau đó đọc điểm lại cho thầy và trả bài lại cho các bạn. Công việc tiếp theo là giáo viên giải thích chi tiết từng câu trong đề lại một lần nữa để học sinh thấy mình còn sai những câu nào để có hướng khắc phục. - Thống kê lại những học sinh nào làm không được 7 điểm trở lên từ các đề thi tốt nghiệp năm trước sau đó buổi chiều bắt các em vào làm lại một lần nữa cũng ở nội dung của đề mà buổi sáng đã làm và sữa xong nhưng với mã đề khác, có như vậy một phần vì sợ bị phạt đi học thêm một buổi nữa, một phần thấy sự nhiệt tình của giáo viên nên các em cố gắng hơn trong thời gian ôn tập gần cuối. - Hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm, vì trắc nghiệm nên xác xuất đúng mỗi câu là 25% nên một câu nào đó không biết gì hết mà chọn đại một đáp án thì xác xuất đúng là rất thấp, các em nên đọc và làm thật kỹ những câu mà các em biết, động viên các em nếu biết
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_on_thi_tot_nghiep_cho_hoc_sinh_yeu_kem.pdf