SKKN Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở

Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là yêu cầu thiết thực đối với người giáo viên trong mọi thời kỳ. Thế nhưng thực tế trong một thời gian rất dài chúng chỉ được chỉ đạo bằng văn bản, bằng lí thuyết suông. Điều này được khẳng định bằng những  đề thi trong thời gian qua, thậm chí là những đề thi mang tính quốc gia. Môn Ngữ văn cũng là một trong số những môn học của nhà trường phổ thông sa vào tình trạng như thế. Cách kiểm tra, thi cử của môn Ngữ văn trong thời gian qua vô tình đã bắt học sinh phải gò vào khuôn khổ đã định sẵn, làm mất khả năng sáng tạo, cảm thụ của học sinh. Việc làm này đi ngược lại với đặc trưng vốn có của văn chương. Hơn nữa học sinh sẽ thụ động, máy móc trong mọi vấn đề sau này và cũng không có nhiều kiến thức thực tế cần thiết khi chính thức va chạm với cuộc sống, có khi là không xử lí được những tình huống đơn giản trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng này Bộ giáo dục và đào tạo đã vào cuộc thật sự quyết liệt. Và cùng với những văn bản chỉ đạo thì Bộ cũng đã thay đổi cách thức ra đề thi theo hướng mới để buộc giáo viên phải tự thay đổi cách giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học nhằm để người học chủ động tiếp thu kiến thức sâu hơn và có khả năng ứng dụng vào trong nghề nghiệp và cuộc sống.

Từ các đề thi và văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo, của Hiệu trưởng nhà trường, của tổ chuyên môn, bản thân tôi đã mạnh dạn thay đổi từ phương pháp giảng dạy đến  kiểm tra, đánh giá và bước đầu đã có được những kết quả khả quan. Xin chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.

doc 14 trang Bảo Đạt 25/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở

SKKN Phương pháp giảng dạy, ôn tập và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng ra đề mở
giáo dục và đào tạo đã vào cuộc thật sự quyết liệt. Và cùng với những văn bản chỉ đạo thì Bộ cũng đã thay đổi cách thức ra đề thi theo hướng mới để buộc giáo viên phải tự thay đổi cách giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học nhằm để người học chủ động tiếp thu kiến thức sâu hơn và có khả năng ứng dụng vào trong nghề nghiệp và cuộc sống.
Từ các đề thi và văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo, của Hiệu trưởng nhà trường, của tổ chuyên môn, bản thân tôi đã mạnh dạn thay đổi từ phương pháp giảng dạy đến kiểm tra, đánh giá và bước đầu đã có được những kết quả khả quan. Xin chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
II.NỘI DUNG
1.Thực trạng:
Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, bản thân tôi cũng đã tự học, tự nghiên cứu, để có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy theo hướng mới, cũng chú trọng tính phân hóa trong dạy học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, có tích hợp liên môn, có liên hệ thực tiễn đời sống, có tích hợp kĩ năng sống thế nhưng chưa thật sự thường ... đã mất đi những kĩ năng cần thiết lúc bước vào đời, thậm chí khi đi làm không biết cách viết một văn bản thông thường : báo cáo, đơn xin việc, biên bản hội nghị
Trước thực tế đó cần phải xác định lại việc dạy học phải đi đôi với hành ở mức độ rộng, nghĩa là kiến thức được học tập trong nhà trường sau này phải được áp dụng vào công tác, vào cuộc sống một cách có hiệu quả chứ không phải học để có được cái bằng cấp đi xin việc và dạy học phải kết hợp với giáo dục toàn diện, nghĩa là phải liên hệ kiến thức học được với thực tế đời sống, biết xâu chuỗi những mối liên hệ vốn có giữa các môn học, biết xử lí tình huống nhạy bén, biết cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, đạt kết quả tốt thì từ năm 2014 thi tốt nghiệp cũng như thi Đại học đã thực sự đổi mới. Cụ thể thay đổi như sau:
Đề thi tốt nghiệp năm 2014:
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc. Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp. 
 (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh, 
 Báo Giáo ...  níu váy bà đi chợ Bình Lâm
                        bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật
                        và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
 Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
                       chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
                       mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
                       điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồngTôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
                       bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
                       bà đi gánh chè xanh Ba Trại
                       Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
                                           (Đò Lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12
                                         Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà (0,5 điểm)
3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1 điểm)       
 Câu II (3 điểm)
	“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.                                        
	(Đời thừa - Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao, 
                                Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr. 203 - 204)
 Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia (bài viết khoảng 600 từ).
Câu III (5 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
 Với đề thi như

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_on_tap_va_kiem_tra_danh_gia_mon_n.doc