Tham luận Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu
Căn cứ vào kế hoạch số 53/KH-THPTGR ngày 24 tháng 02 năm 2020 của tổ trưởng nhóm 01 về sinh hoạt chuyên môn khối THPT năm học 2019-2020;
Tổ Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Trung Trực xin báo cáo tham luận: Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu như sau:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo luôn ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng mở nhằm đánh giá năng lực và phân loại học sinh trong kì thi hai trong một. Cũng từ đây, đề đã được nâng mức độ khó để phân loại học sinh được chính xác hơn. Điều này cũng đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh, đặc biệt là học sinh có năng lực môn Ngữ văn ở mức yếu. Với những học sinh này, các em thường không nắm vững kiến thức, thiếu kĩ năng phương pháp làm bài, học trước quên sau, cầm đề lên cứ loay hoay mãi không biết viết sao cho đúng…
Trường THPT Nguyễn Trung Trực chúng tôi có số lượng học sinh yếu ở môn Ngữ văn khá đông, điều này gây không ít khó khăn trong quá trình học tập giảng dạy của thầy và trò. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng kết quả thi THPTQG ở bộ môn vẫn còn thấp so với mặt bằng của tỉnh. Để khắc phục điều này, trong những năm qua chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác ôn tập nhất là ôn tập, ôn luyện thi THPT Quốc gia nhằm giúp các em học sinh đạt điểm trung bình cho bài thi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham luận Đánh giá thực trạng, bàn giải pháp ôn tập, ôn luyện thi THPT quốc gia năm 2020 theo đối tượng yếu

đúng Trường THPT Nguyễn Trung Trực chúng tôi có số lượng học sinh yếu ở môn Ngữ văn khá đông, điều này gây không ít khó khăn trong quá trình học tập giảng dạy của thầy và trò. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng kết quả thi THPTQG ở bộ môn vẫn còn thấp so với mặt bằng của tỉnh. Để khắc phục điều này, trong những năm qua chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác ôn tập nhất là ôn tập, ôn luyện thi THPT Quốc gia nhằm giúp các em học sinh đạt điểm trung bình cho bài thi. A. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa BGH, các tổ chức đoàn thể, Đoàn thanh niên với GVCN, GVBM và cha mẹ học sinh trong việc tổ chức dạy ôn thi THPT quốc gia cho đối tượng học sinh yếu; BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ôn tập, ôn luyện; - Các cô trong tổ Ngữ văn đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc dạy ôn thi THPTQG cho đối tượng học sinh yếu và nhiệt tình, trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổ...ở mỗi tuần (ở lớp có tiết tự chọn) sẽ dành thời gian rèn luyện qua các đề bài được GV sưu tầm, biên soạn - Khi dạy các bài đọc thêm sẽ chỉ tập trung rèn cho HS những câu hỏi về xác định Nội dung; Nghệ thuật của đoạn thơ, đoạn văn xuôi để HS “cọ sát” với dạng câu hỏi khai thác Nội dung, Nghệ thuật của văn bản * Lưu ý: Đối với đối tượng học sinh yếu, khả năng đọc hiểu của các em rất hạn chế. Vì thế, khi luyện đề cho các em, giáo viên nên cho các em luyện lặp đi lặp lại một số dạng câu hỏi, yêu cầu qua nhiều đề. Khi các em quen dạng, chúng ta hãy đổi sang dạng khác. 2. Phần viết đoạn Nghị luận xã hội: GV luyện viết cho HS theo các bước đơn giản để đảm bảo mức điểm trung bình (chứ không đòi hỏi ở mức cao) - Phân chia thành các dạng đề cơ bản cung cấp cách triển khai các nội dung cơ bản trong các phần Mở đoạn; Thân đoạn; Kết đoạn; - Hướng dẫn HS cách viết Mở đoạn trực tiếp đơn giản - Phần Thân đoạn triển khai từng bước tương ứng với mỗi dạng đề (Những dạng đề thường gặp Trình bày suy nghĩ: + Ý nghĩa/ Lợi ích/Tác dụng/Hậu quảvề một vấn đề xã hội; + Một Câu nói/ Ý kiến; + Nêu ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội; + Trả lời một câu hỏi sau đó bàn luận) - Phần Kết đoạn: GV hướng dẫn HS viết theo kiểu câu kêu gọi; thông điệp để khẳng định lại vấn đề - Đối với những đề khó GV hướng dẫn cho HS sẵn theo dàn ý, có thể viết đoạn mẫu để HS tham khảo * Lưu ý: Đối với đối tượng này, giáo viên cần thiết phải cung cấp những kiến thức xã hội bằng tài liệu và yêu câu các em trình bày đi lại vấn đề qua giờ lên lớp. 3. Phần Nghị luận văn học - Cung cấp cho HS tất cả các dạng đề và cả cách làm bài; - Tóm tắt phần Nội dung cơ bản; Giá trị Nghệ thuật của từng văn bản (có khả năng sẽ xuất hiện trong đề thi) hệ thống hóa vào một biểu bảng photo cho HS học dần; - Trong các tiết phụ đạo cho HS rèn viết liên tục qua mỗi bài; - Ở từng phần trong bố cục bài văn: + Phần Mở bài: Bắt buộc HS học thuộc kiến thức cơ bản về tác giả tác phẩm; phần kết nối vào ...ật của tác phẩm. Kiến thức này đã có ở phần trọng tâm kiến thức. Giáo viên có thể lưu ý học sinh về phương pháp ghi nhớ. Chẳng hạn với thơ ta thường đánh giá về bút pháp, ngôn ngữ thơ, nhạc điệu, phép tu từ, với truyện ta thường đáng giá chung về nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kể chuyện, ngôn ngữ truyện - Học sinh cũng cần lưu ý rèn luyện chính tả, ngữ pháp Ngoài ra chúng tôi cũng lưu ý học sinh thường xuyên rèn kĩ năng thông qua làm bài ở lớp và ở nhà. Đầu tiên là viết đoạn, về sau nâng lên thành chỉnh thể của một bài văn. Việc thường xuyên viết bài là để tạo thói quen và dần hạn chế được một số lỗi cơ bản. C. ĐỀ MINH HỌA SỞ GDKHCN BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ MINH HỌA (Gồm có 02 trang) KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Giấc mơ của anh hề Thấy mình thành triệu phú Ác-lơ-canh nghèo khổ Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung. Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ Thằng bé mồ côi lạnh giá Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ Trên đá lạnh người tù Gặp bầy chim cánh trắng Kẻ u tối suốt đời cúi mặt Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời. Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày Trong hư ảo người sống phần thực nhất Cái không thể nào tới được Đã giục con người Vươn đến những điều đạt tới Những giấc mơ êm đềm Những giấc mơ nổi loạn Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay. Đời sống là bờ Những giấc mơ là biển Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa. (Trích Giấc mơ của anh hề, Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Tìm những hình ảnh thể hiện giấc mơ đẹp của những người khốn khổ được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra ý nghĩa của giấc mơ thể hiện trong những câu thơ sau: Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày Trong hư ảo người sống phần thực nhất Cái không thể nào tới được Đã giục con người Vươn đến những điều đạt tới Câu 3. Hãy cho biết h
File đính kèm:
tham_luan_danh_gia_thuc_trang_ban_giai_phap_on_tap_on_luyen.doc