Cách làm bài văn nghị luận xã hội
Trong trương trình ngữ văn bậc thpt hiện nay gồm có 3 phân môn : Tiếng việt,đọc văn và làm văn.Mỗi phân môn đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó làm văn là phân môn mang tính thực hành.Mỗi bài làm văn của học sinh thể hiện khá rõ những nhận thức,kĩ năng,tình cảm của học sinh,là cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nhất vốn hiểu biết cũng như năng lực của mình.
Trong làm văn, thể văn nghị luận giữ vị trí quan trọng. Gồm : nghị luận văn học ( Bàn bạc những vấn đề thuộc lĩnh vực văn học) và nghị luận xã hội( Bàn bạc những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội) .
Tuy nhiên trong hai kiểu bài này nghị luận văn học được chú trọng nhiều,còn nghị luận xã hội ít được chú ý đến.Bản thân các em học sinh cũng có tâm lí e ngại ,không mấy hứng thú với kiểu bài này.Dẫn đến kĩ năng làm bài còn yếu.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội,nghị luận xã hội ngày càng có vai trò thiết thực trong đời sống.Cấu trúc đề thi môn ngữ văn trong các đề thi ( Học kì,Tốt nghiệp,Đại học,Cao đẳng) có một câu 3 điểm dành cho một bài nghị luận ngắn.
Ưu điểm của văn nghị luận, trước hết là học sinh không nhất thiết phải thuộc làu một khối lượng lớn tri thức đọc hiểu . Người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị một giới hạn, quy định nào ràng buộc. Mặt khác, ta có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Dạng văn nghị luận xã hội thực chất là một dạng đề "mở" vì thế nó rất phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là các bạn học khối khoa học tự nhiên vốn “sợ" học thuộc văn.
Tuy vậy viết một bài nghị luận xã hội không phải là "thích viết gì thì viết" hay áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân. Bài viết vẫn phải đảm bảo tính khách quan khoa học và hướng về vấn đề cần bàn luận. Người viết phải là người có vốn sống phong phú, tầm hiểu biết rộng và có óc tư duy sắc sảo. Đây là "thách thức" lớn cho học sinh vốn xưa nay chỉ quen cách làm bài thụ động.
Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống. Viết văn nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết cho học sinh. Qua đó, có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết của học sinh; bồi dưỡng kĩ năng sống đồng thới còn tránh tình trạng "đạo văn" hay lệ thuộc nhiều vào sách vở của hoc sinh hiện nay.
Xuất phát từ những lớ do cơ bản trên, tôi viết bài : “Cách làm bài nghị luậnxã hội .” nhằm đưa ra một quy trình cụ thể cho việc giải quyết dạng bài này. Tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả đáng kể. Dưới đây là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi muốn cùng trao đổi cùng các thày,các cô . Rất mong nhận được sự đồng tình,góp ý của các thày,các cô.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách làm bài văn nghị luận xã hội

đề thi môn ngữ văn trong các đề thi ( Học kì,Tốt nghiệp,Đại học,Cao đẳng) có một câu 3 điểm dành cho một bài nghị luận ngắn. Ưu điểm của văn nghị luận, trước hết là học sinh không nhất thiết phải thuộc làu một khối lượng lớn tri thức đọc hiểu . Người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị một giới hạn, quy định nào ràng buộc. Mặt khác, ta có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Dạng văn nghị luận xã hội thực chất là một dạng đề "mở" vì thế nó rất phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là các bạn học khối khoa học tự nhiên vốn “sợ" học thuộc văn. Tuy vậy viết một bài nghị luận xã hội không phải là "thích viết gì thì viết" hay áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân. Bài viết vẫn phải đảm bảo tính khách quan khoa học và hướng về vấn đề cần bàn luận. Người viết phải là người có vốn sống phong phú, tầm hiểu biết rộng và có óc tư duy sắc sảo. Đây là "thách thức" lớn cho học sinh vốn xưa nay chỉ.... Các yêu cầu chung về kĩ năng. II.Cở sở thực tiễn. III.Cách làm bài nghị luận xã hội. 2.1. kĩ năng tìm hiểu đề: Gồm các bước sau: * Đọc kĩ đề bài: Đọc, chú ý từng từ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, câu, đoạn. Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa các vế, gạch chân những từ ngữ quan trọng. * Nhận diện cấu tạo của đề bài: Đề văn có nhiều dạng thức khác nhau tuy nhiên căn cứ vào nội dung và hình thức cấu tạo ta nhận thấy có những dạng đề sau: - Đề trực tiếp (đề nổi): Có kết cấu rạch ròi, đầy đủ, rõ ràng, tường minh. Dạng đề này thường có cấu tạo như sau: + Phần nêu yêu cầu nội dung + Phần nêu yêu cầu cách thức nghị luận + Phần yêu cầu về tư liệu - Đề gián tiếp (đề chìm): Là những đề bài không có quy định một cách cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về nội dung và hình thức cũng như phương hướng cách thức, mức độ phạm vi giải quyết. Đề gián tiếp không nêu trực tiếp yêu cầu nội dung và cách thức nghị luận, mà chỉ nêu vấn đề cần nghị luận. Tất cả tùy thuộc vào vốn hiểu biết và trình độ nhận thức của người làm bài. * Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức nghị luận: Phải trả lời được các câu hỏi: Vấn đề cần nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? Sử dụng những thao tác lập luận gì ? thao tác lập luận gì là chính? * Xác định phạm vi và mức độ nghị luận: Vùng tư liệu được sử dụng cho bài viết: tác giả, trào lưu, giai đoạn, thời kỳ văn học; trong nước hay thế giới. *Ví dụ minh họa. Đề trực tiếp (đề nổi): Hãy viết một bài văn ngắn( không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay ? - Nhận diện đề: dạng trực tiếp (đề nổi) - Cấu tạo của đề như sau: + Phần nêu yêu cầu nội dung: Bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay. + Phần nêu yêu cầu cách thức nghị luận: Dùng thao tác giải thích để trình bày khái niệm bệnh vô cảm.; dùng thao tác phân tích, bình luận để trình bày ý kiến của mình. ...m vụ kết thúc vấn đề đã được triển khai ở thân bài. Kết bài phải vừa đảm bảo tính tổng kết, vừa có ý nghĩa đánh giá vấn đề vừa nghị luận. *Ví dụ minh họa. Đề bài: Truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đề cập đến một vấn đề có tính chất nhức nhối trong xã hội hiện nay: nạn bạo hành gia đình. Em có hiểu biết gì về tệ nạn trên? Theo em, ta cần làm gì để góp phần chấm dứt tệ nạn đó? Mở bài: - Giới thiệu về xuất xứ của vấn đề. - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: nạn bạo hành gia đình. Thân bài: - Nạn bạo hành gia đình trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. + Tại gia đình hàng chài: đông con, cuộc sống khó khăn cơ cực + Biểu hiện: người chồng thường xuyên đánh vợ; người vợ câm lặng cam chịu còn xin chồng “lên bờ mà đánh”. - Hiểu biết của bản thân về tệ nạn trên: + Đó là một tệ nạn vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay. + Nguyên nhân: > Do cuộc sống lao động quá cơ cực, thiếu thốn >Do trình độ văn hóa thấp, sự cam chịu câm lặng của nạn nhân >Do dấu ấn của quan niệm phong kiến còn nặng nề. > Do coi thường pháp luật của nhà nước; bản chất độc ác, dã man. + Hậu quả: >Gây ra bao cuộc đời đau khổ, bất hạnh >Làm tổn thương tâm hồn con cái. >Làm cho nền văn minh xã hội trở nên chậm tiến - Suy nghĩ và hành động của mỗi người: + Suy nghĩ: Cần có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này + Hành động: >Cần góp sức với cộng đồng để ngăn chặn tệ nạn trên. >Cần nỗ lực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật đẩy lùi đói nghèo, góp phần giảm thiểu tệ nạn đó. >Tu dưỡn
File đính kèm:
cach_lam_bai_van_nghi_luan_xa_hoi.doc