Tham luận Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
“Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường tự học, tự nghiên cứu; từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Để đi cùng với sự đổi mới phương pháp dạy và học của ngành giáo dục nói chung và Trường THCS& THPT TRẦN VĂN LẮM nói riêng, tôi có một số suy nghĩ sau:
Tôi đề cập đến thực trạng dạy và học của chúng ta hiện nay: Tuy chúng ta có đổi mới phương pháp dạy và học; nhưng chưa đi vào thực chất, có chiều sâu, thiếu triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách tăng cường các câu hỏi tái hiện, sử dụng các phương tiên dạy học hiện đại như một hình thức thay cho phấn trắng, bảng đen và chủ yếu cũng thể hiện ở các tiết hội giảng, thao giảng có người dự giờ. Sau đó thì đâu lại vào đấy, trở về với kiểu dạy học truyền thống Phương pháp giảng dạy truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận lớn đội ngũ giáo viên chúng ta, như một quán tính, một thói quen khó sửa. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của chúng ta chỉ chú ý đến việc cung cấp cho người học về khối lượng kiến thức nên dễ dẫn đến cách dạy và học nhồi nhét thụ động, ít quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ, không bồi dưỡng được những năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của người học. Đó là những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và xã hội tri thức.
Ngoài ra, cách thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay thật sự là một rào cản cho việc đổi mới phương pháp dạy và học. Thi thế nào thì dạy và học như thế ấy.Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến khả năng sáng tạo, ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng. Hơn nữa, quy chế hiện hành đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ chú trọng đánh giá kết quả một bài thi cuối cùng thì mọi nỗ lực của Thầy và trò cũng thành công dã tràng. Còn tiếp tục cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như hiện nay thì dĩ nhiên vẫn còn cách dạy học “thầy đọc trò ghi”. Thực tiễn, học sinh trường THCS& THPT TRẦN VĂN LẮM chủ yếu là con em nông dân – phần đa hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nên có thời gian đầu tư nhiếu cho việc học, đến khi kiểm tra thì mới ráng học thuộc học tủ - . Để có điểm cao mà không phải học nhiều học sinh đã học tủ theo đề cương của giáo viên thậm chí chép tài liệu để khi kiểm tra thì tìm cách quay bài. Ngoài ra, không thể đổi mới phương pháp dạy học khi mà công cụ của người giáo viên chỉ là “phấn trắng bảng đen” hay là cái micro để giảng viên thao thao từ đầu đến cuối buổi học. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện nay tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Cụ thể là hiện trường chúng ta có 23 lớp và chuẩn bị xây dựng chiến lược trường chuẩn quốc gia thế mà chỉ được cung cấp 02 máy Projector và 01 máy tính dùng chung, 01 máy Projector thì bị hỏng . Mỗi khi giáo viên viên soạn được bài thì phải đăng kí nếu trùng thì không được dạy , học sinh di chuyển từ phòng học lên phòng máy mất rát nhiều thời gian Chưa nói đến các thiết bị dạy học hiện đại mà ngay đến bàn, ghế, phòng học, ánh sáng , quạt ,…. cũng chưa đáp ứng với yêu cầu. Bên cạnh đó, các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học đa phương tiện … tuy có trang bị nhưng số lượng hạn chế và không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng thành thạo được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham luận Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

riêng. Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động dạy – học. - Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường để thực hiện đổi mới công tác dạy, học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tham luận: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh I. THỰC TRẠNG: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường tự học, tự nghiên cứu; từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Để đi cùng với sự đổi mới phương pháp dạy và học của ngành giáo dục nói chung và Trường THCS& THPT TRẦN VĂN LẮM ...phần đa hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nên có thời gian đầu tư nhiếu cho việc học, đến khi kiểm tra thì mới ráng học thuộc học tủ - . Để có điểm cao mà không phải học nhiều học sinh đã học tủ theo đề cương của giáo viên thậm chí chép tài liệu để khi kiểm tra thì tìm cách quay bài. Ngoài ra, không thể đổi mới phương pháp dạy học khi mà công cụ của người giáo viên chỉ là “phấn trắng bảng đen” hay là cái micro để giảng viên thao thao từ đầu đến cuối buổi học. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện nay tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Cụ thể là hiện trường chúng ta có 23 lớp và chuẩn bị xây dựng chiến lược trường chuẩn quốc gia thế mà chỉ được cung cấp 02 máy Projector và 01 máy tính dùng chung, 01 máy Projector thì bị hỏng . Mỗi khi giáo viên viên soạn được bài thì phải đăng kí nếu trùng thì không được dạy , học sinh di chuyển từ phòng học lên phòng máy mất rát nhiều thời gian Chưa nói đến các thiết bị dạy học hiện đại mà ngay đến bàn, ghế, phòng học, ánh sáng , quạt ,. cũng chưa đáp ứng với yêu cầu. Bên cạnh đó, các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học đa phương tiện tuy có trang bị nhưng số lượng hạn chế và không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng thành thạo được. II. GIẢI PHÁP: Để giải quyết thực trạng trên cũng là nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy và học, theo tôi chúng ta cần tập trung các giải pháp sau: Một là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học dựa trên vấn đề (DHDTVĐ): Xem vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học: 1. Có thể nói phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đảo lộn thứ tự của hoạt động dạy học; so với các phương pháp truyền thống: ở đó thông tin được giáo viên trình bày từ thấp lên cao theo một trình tự nhất định và vấn đề sẽ được giải quyết. khi GVđi hết các bước cần thiết của một bài giảng. Trong phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, học sinh (HS) được tiếp cận với vấn đề ngay từ lúc bắt đầu của một đơn vị bài giảng. GV gợi ý để HS suy n... kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, học sinh được rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể đó là những kỹ năng quan trọng cho HS đối với cuộc sống của các em sau này. - HS được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: phương pháp này có thể giúp HS tiếp cận sớm những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với môn đang học; đồng thời các em cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó. - Bài học được tiếp thu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ của HS. - Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, HS có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy các em nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp cận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuần túy. Dạy và học là nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Khi đã đề ra được những biện pháp xử lý thì những người có trách nhiệm chính phải đi vào hành động, không được nói suông và phải lôi kéo được những người có liên quan cùng hành động theo. Phân tích những vấn đề, tình huống có thật và cụ thể diễn ra trong đời sống và sản xuất có liên quan đến bài học rồi đề ra những biện pháp xử lý là gắn được học với hành, gắn được nhà trường với xã hội. Phương pháp này đòi hỏi cả thầy và trò phải học tập không ngừng vì tình huống biến động qua không gian và thời gian, các môn khoa học liên quan đến vấn đề, tình huống cũng luôn luôn biến đổi. Đồng thời, người thầy phải có kiến thức rộng, giỏi cả về lý thuyết và thực hành, đòi hỏi cả thầy và trò phải cập nhật thông tin, không ngừng tự học. Phương pháp này đã phát huy được óc tư duy phê phán, óc tư duy sáng tạo của người học, lớp học luôn sôi động bởi những cuộc tranh luận để tìm ra phương pháp tối ưu xử lý vấn đề. Từ đó khuyến khích người học chủ động học tập, tự học, tra cứu thêm tài liệu thì mới có thể xử lý đúng đắn được vấn đề, tình huống. Hai là, cần phải nghiêm túc rà soát lại mục tiêu
File đính kèm:
tham_luan_doi_moi_phuong_phap_hinh_thuc_day_hoc_theo_dinh_hu.docx